Bí ẩn cụm sao hình đàn vịt trời trên vũ trụ

(Kiến Thức) - Một cụm sao hình đàn vịt trời trôi nổi trong vũ trụ đang gây tò mò giới thiên văn học.

Cụm sao hình đàn vịt trời này có tên là M11, nó là một nhóm cụm sao có hình thù đặc trưng dạng chữ V như một đàn vịt trời bay trong vũ trụ. Bức ảnh được chụp bởi Ron Brecher đến từ Guelph, Ontario.
Có rất nhiều ngôi sao trong chòm sao M11 , nó thực sự là một nhóm sao có quy mô cực lớn. Thật khó để mà đoán chính xác có bao nhiêu ngôi sao trong đám sao vịt trời này, Brecher chia sẻ qua email với Space.com.
Bi an cum sao hinh dan vit troi tren vu tru
Ảnh: Space 
Ước tính đám sao hình vịt trời M11 chứa độ khoảng hàng chục ngàn ngôi sao và cách chúng ta 5000 năm ánh sáng, và có thể đàn sao này đã có niên đại tới 200 triệu năm tuổi trong vũ trụ.
Ngoài ra, ở phần ngoài cụm sao, có những mảng đen khá thưa thớt, ít sao, các nhà khoa học cho rằng, khu vực này chứa nhiều tinh vân tối, bụi và khí ít hoặc không phát sáng.
Ở phần trung tâm đàn sao, ngôi sao đỏ thì xuất hiện với tần suất trung bình, tỏa khắp, riêng các ngôi sao lùn trắng xanh hầu như xuất hiện tần số mạnh, dày đặc, đặc biệt là phần trung tâm M11.
Để có được bức ảnh này, Breacher sử dụng một máy ảnh SBIG STL-11000M, bộ lọc Baader LRGB, 10 "f / 6.8 ASA astrograph, MI-250.
Xem video: Khám phá thú vị về chòm sao Song Tử (Nguồn: Universcience)
Theo Space

Ngôi sao kỳ lạ KIC 8462852 kéo 36 sao chổi về mình

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ có tên là KIC 8462852 đang gây xôn xao giới thiên văn học khi liên tục hút các sao chổi, tia laser nhiệt về phía mình.

Theo đó, ngôi sao kỳ lạ KIC 8462852 có thể đạt 126 năm tuổi, có thể đã hình thành từ năm 1890, sau đó vi hành khắp không gian. Một số quan điểm khác cho rằng KIC 8462852 có thể nhiều tuổi hơn con số ở trên.
Ngoi sao ky la KIC 8462852 keo 36 sao choi ve minh
 

Bí ẩn bong bóng màu xanh bao quanh sao Wolf-Rayet

(Kiến Thức) - Một bức ảnh cho thấy rất nhiều bong bóng màu xanh bao quanh sao Wolf- Rayet đang gây kinh ngạc cho các nhà nghiên cứu vũ trụ.

Bức ảnh sao Wolf-Rayet do kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại với kỹ thuật công nghệ cao. Đó là một bức ảnh chụp không gian vô cùng rõ nét, chi tiết và vô cùng quý giá.
Theo đó, sao Wolf-Rayet còn được gọi là sao Wr 31a cách chúng ta 30.000 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Carina.