Beton 6 của ông Trịnh Thanh Huy lỗ lũy kế gần 1.400 tỷ, vốn âm 959 tỷ

(Vietnamdaily) - Tính đến ngày 30/6/2024, Beton 6 đã lỗ lũy kế 1.361 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 959 tỷ đồng.

CTCP Beton 6 (BT6) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với doanh thu thuần đạt gần 16 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp của công ty đạt 1,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ gần 63,8 triệu đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính của Beton 6 cũng tăng mạnh lên gần 32,7 tỷ, gấp khoảng 3 lần cùng kỳ, toàn bộ đều là chi phí lãi vay.
Kết quả, Beton lỗ sau thuế 41,6 tỷ đồng trong quý 2 trong khi cùng kỳ lỗ 12,9 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Beton 6 ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 23,8 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 42 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2024, Beton 6 đã lỗ lũy kế 1.361 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 959 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Beton 6 tại cuối quý 2/2024 ở mức 184 tỷ đồng. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi không thay đổi so với hồi đầu năm vẫn là 494 tỷ đồng.
Beton 6 cua ong Trinh Thanh Huy lo luy ke gan 1.400 ty, von am 959 ty
 
Beton 6 trước đây là Công ty Bê tông 620 Châu Thới, thuộc Bộ GTVT, được cổ phần hoá từ năm 2000. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông tươi, vật liệu xây dựng.
Đáng chú ý, ông Trịnh Thanh Huy - một doanh nhân được biết đến với nhiều khoản đầu tư đình đám - bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của Công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay.

Nói thêm, ông Trịnh Thanh Huy không còn là cái tên xa lạ với nhà đầu tư và giới kinh doanh. Ông từng là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) từ năm 1997 – 2002, cựu Tổng giám đốc của CTCP Bất động sản Bình Thiên An, Phó Chủ tịch kiêm thành viên Hội đồng sáng lập của CTCP Thương mại Đầu tư HB.

Hình ảnh ông Huy gắn liền với sự sụp đổ của không chỉ Beton 6 mà còn ở CTCP Xây dựng Công nghiệp (Descon). 

Tuy nhiên tháng 10/2020, ông Huy đã có màn tái xuất ở Descon khi quay lại vị trí thành viên HĐQT. Ông Huy từng là thành viên HĐQT sau đó giữ chức Chủ tịch của Descon cho tới ngày 8/12/2016. 

Năm 2019, Beton 6 có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi TAND tỉnh Bình Dương do Công ty mất khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ. Tháng 1/2020, TAND tỉnh Bình Dương có quyết định số 01/2020/QĐ-MTTPS về việc mở thủ tục phá sản đối với Beton 6.
Tháng 11/2022, TAND tỉnh Bình Dương mở hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ trương quyết định phương án phục hồi Công ty, các chủ nợ đề nghị Beton 6 có phương án phục hồi chi tiết gửi cho các chủ nợ trước khi tổ chức lại hội nghị chủ nợ để quyết định.

Beton6 báo lỗ đậm 261 tỷ, vì sao thủ tục phá sản chưa thành công?

(Vietnamdaily) - Ngày 16/1/2020, Toà án đã có quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, BT6 chưa thực hiện đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả theo quy định và chưa thực hiện lập báo cáo theo nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục. 
 

CTCP Beton 6 (BT6) công bố báo cáo tài chính năm 2020 với doanh thu thuần tăng khá hơn 50% so với năm 2019 lên 89 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá vốn lại vọt lên tới 140 tỷ đồng, gấp 1,8 lần cùng kỳ. Do đó, BT6 bị lỗ gộp 50 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ gộp của năm trước là 17 tỷ đồng.

Hàng chục cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch trên UPCoM

(Vietnamdaily) - Ngày 7/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có hàng loạt quyết định đình chỉ giao dịch nhiều cổ phiếu.

Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định về việc đưa vào diện đình chỉ giao dịch trên UPCoM đối với 23 cổ phiếu với cùng một lý do các tổ chức không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.