Bên nào có động cơ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria?

(Kiến Thức) - Theo cựu sĩ quan CIA Philip Giraldi, phiến quân - chứ không phải chính phủ ở Damascus – có động cơ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.

Cựu sĩ quan CIA Philip Giraldi nhận định rằng chính phủ Syria không có lý do gì để sử dụng vũ khí hóa học vì đang thắng liên tiếp bằng vũ khí thông thường và việc Mỹ viện cớ “sử dụng vũ khí hóa học” đánh chế độ Assad có thể dẫn đến cuộc chiến toàn diện với Iran.
Ben nao co dong co su dung vu khi hoa hoc o Syria?
 Cựu sĩ quan CIA Philip Giraldi. Ảnh: LiveLeak.com
Nhà Trắng cáo buộc Quân đội Syria đang lên kế hoạch tấn công vũ khí hoá học và cảnh báo chế độ Assad sẽ phải trả giá đắt, nếu tiến hành một động thái như vậy. Về phần mình, Nga đã lên án việc Mỹ đe dọa đánh Syria với cái cớ “sử dụng vũ khí hóa học” là không thể chấp nhận được.
Về chuyện này, Russia Today (RT) đã có cuộc phỏng vấn với cựu sĩ quan CIA Philip Giraldi:
+ RT: Bộ Ngoại giao Mỹ đã được hỏi về bằng chứng để ủng hộ cáo buộc chống Syria. Không có bằng chứng nào được đưa ra. Ông nghĩ sao về chuyện này?
- Philip Giraldi: Trong trường hợp này, người ta buộc phải cung cấp bằng chứng cụ thể vì đó là cơ sở duy nhất để biện minh cho cáo buộc vốn dựa trên phỏng đoán rằng chính phủ ở Damascus chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học trước đó. Có một cuộc tranh luận đáng kể về việc liệu chính phủ này có can dự (sử dụng vũ khí hóa học) hay không. Quả thực, cái gọi là phiến quân có nhiều động cơ hơn và kiểm soát khu vực xảy ra những vụ tấn công (bằng vũ khí hóa học).
+ Vậy ông có nghĩ rằng cáo buộc này đơn giản chỉ là cái cớ để Mỹ tiếp tục hành động quân sự chống Syria?
- Tôi đã bị sốc khi đọc cáo buộc này của chính phủ Mỹ. Tôi cảm thấy bị sốc khi Mỹ - đang hoạt động bất hợp pháp ở Syria - lại đe dọa chính phủ Syria hợp pháp, đồng minh của Iran và Nga. Nó gần như là một sự khiêu khích… với hy vọng rằng có thể Iran sẽ phản ứng theo cách nào đó và có lẽ chúng ta (Mỹ) sẽ có một cuộc chiến tranh chống lại Iran, điều mà chính quyền ở Washington dường như đã sẵn sàng.
+ Nga lên án sự đe dọa nói trên là không thể chấp nhận và (Ngoại trưởng Nga) Sergei Lavrov đã kêu gọi (Ngoại trưởng Mỹ) Rex Tillerson tránh những hành động khiêu khích ở Syria. Ông có nghĩ rằng Mỹ sẽ lắng nghe những quan ngại đó?
- …Vấn đề ở chỗ Bộ Ngoại giao Mỹ không thực sự làm chủ chuyện này. Theo tin tức ở Mỹ, cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Quốc phòng đều không biết gì về tuyên bố mới nhất được Nhà Trắng đưa ra…Hai bộ này dường như biết rất ít hoặc không biết gì. Và tuyên bố rằng chúng tôi (Mỹ) …về cơ bản sử dụng ngoại giao để giải quyết những vấn đề này, theo tôi, cũng là dối trá. Không có bằng chứng nào cho thấy công cụ ngoại giao đang được sử dụng một cách hiệu quả.
+ Nếu quả thực (Tổng thống) Assad đang lên kế hoạch tấn công bằng vũ khí hóa học, ông ta có thể đạt được điều gì từ hành động đó?
- Vấn đề chính ở đây là động cơ. Rõ ràng, chính phủ Syria không có động cơ sử dụng vũ khí hóa học. Chính phủ này đang chiến thắng mà không cần đến vũ khí hóa học. Chính phiến quân mới có động cơ sử dụng vũ khí hóa học. (Sau tuyên bố của Nhà Trắng), người ta có thể đặt cược rằng phiến quân đang cố gắng tìm cách sử dụng vũ khí hóa học và đổ lỗi cho chính phủ Syria.
+ Tại sao không có thảo luận quốc tế về vấn đề này?
- …Những gì chúng ta đang thấy ở đây, ở cả châu Âu và Mỹ, là các phương tiện truyền thông và chính phủ đang hợp tác với nhau…Chính các phương tiện truyền thông và chính phủ phương Tây đã cáo buộc (chế độ) Assad sử dụng vũ khí hoá học, mặc dù không đưa ra được các bằng chứng nào (có tính chất thuyết phục).

Sự thật gây sốc vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật ít biết về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hơn 70 năm về trước.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima
Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-2
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến thành phố này gần như bị san phẳng, khiến khoảng 140.000 người dân Hiroshima thiệt mạng. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: L25.
Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-3
 Vụ nổ bom mạnh đến mức hình bóng của những người bị thiêu sống vẫn còn in dấu trên bậc thang, vỉa hè và các bức tường,...Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-4
Hàng chục năm sau vụ ném bom, việc các bậc phụ huynh thuê thám tử đề điều tra xem liệu con dâu (hoặc con rể) tương lai của họ có phải là Hibakusha hay không là điều hoàn toàn bình thường. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-5
Theo List25, những người sống sót trong vụ ném bom và con cháu của họ bị phân biệt đối xử trong xã hội. Được biết, nhiều Hibakusha rất khó kết hôn hoặc tìm được việc làm. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-6
 Tàn tích của tòa nhà Triển lãm Thương mại Hiroshima, hiện là một phần trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-7
Không có sự khác biệt về sức khỏe hoặc tỷ lệ biến đổi gen ở con cái những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-8
 Theo ước tính, khoảng 10% nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là người Triều Tiên.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-9
 Cho tới năm 1958, dân số ở Hiroshima là 410.000 người. Ngày nay, dân số của thành phố này là khoảng 1,2 triệu người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-10
 Thành phố Hiroshima tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-11
 Theo nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Bertrand Jordan, tuổi thọ trung bình của những người sống sót trong vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki chỉ ít hơn vài tháng so với những người không bị phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-12
Năm 2005, nhiều thị trấn xung quanh Nagasaki, bao gồm Koyagi, Iojima, Nomozaki, Sanwa, Sotome và Takashima, đã được sáp nhập vào thành phố này. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-13
Vào ngày 6/8 hàng năm, một buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Trong buổi lễ này, Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng Hiroshima sẽ có bài phát biểu vào đúng 8h15 (thời điểm xảy ra vụ nổ năm 1945). Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-14
 Hiroshima, thủ phủ của tỉnh Hiroshima, là nơi đặt trụ sở của Công ty Mazda Motors – nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-15
 Bức tượng Hòa bình nặng 30 tấn được dựng ở Công viên Hòa bình Nagasaki ở thành phố Nagasaki. Cánh tay phải của tượng chỉ lên trời ám chỉ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và cánh tay trái nằm ngang biểu tượng cho hòa bình. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-16
 Hoa trúc đào hiện nay là loài hoa biểu tượng của Hiroshima vì đây là loài hoa đầu tiên nở trong thành phố này sau vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-17
 Vào ngày 9/8/1945, dân số của Nagasaki ước tính khoảng 260 nghìn người. Hiện tại, dân số của thành phố này là gần 500 nghìn người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-18
 Cây bạch quả hiện giờ là biểu tượng hy vọng của Nhật Bản. Được biết, có 6 cây bạch quả đã sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Ảnh: L25.

Sự thật gây sốc về cái chết của Công nương Diana

(Kiến Thức) - 20 năm sau cái chết của Công nương Diana, một số thông tin, giả thiết dưới đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana
The Richest đưa tin, theo nội dung một bức thư được tìm thấy trong quá trình điều tra lính đặc nhiệm Anh (SAS) Danny Nightingale năm 2013, “Soldier N” - người được biết đến là một bạn cùng phòng cũ của Nightingale - đã nói về việc SAS liên quan đến cái chết của Công nương Diana. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, cảnh sát kết luận không đủ bằng chứng và rằng đó chỉ là những lời nói dối. 

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-2
Hiện trường xảy ra vụ tai nạn ô tô trong đường hầm ở Pháp khiến Công nương Diana thiệt mạng vào rạng sáng 31/8/1997 được dọn dẹp rất nhanh chóng dù đây là một vụ tai nạn nghiêm trọng. Xe cộ đã có thể lưu thông bình thường qua đường hầm trước khi trời sáng. 

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-3
 Quá trình kiểm tra chiếc Mercedes sau tai nạn cho thấy chiếc xe này được cho là có “dính líu” đến chiếc Fiat Uno trong đường hầm. Tuy nhiên, người ta chưa tìm ra tung tích của chiếc Fiat này.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-4
 Năm 2007, 10 năm sau cái chết của Công nương Diana, một nhân chứng trong quan trọng trong vụ tai nạn là Francois Levistre kể rằng, ông nhìn thấy một chiếc xe máy vượt qua ô tô chở Công nương Diana và sau đó một ánh đèn flash cực mạnh xuất hiện. Người ta cho rằng, ánh đèn flash này đã khiến tài xế Henri Paul mất kiểm soát chiếc Mercedes và gây ra vụ tai nạn.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-5
 Một số người cho rằng Công nương Diana và Dodi Al Fayed, con trai của tỷ phú Ai Cập Mohamed Al-Fayed, đã cố tình làm giả cái chết của họ trong vụ tai nạn xe hơi ở Pháp vào tháng 8/1997 để có thể bắt đầu một cuộc sống mới mà không bị Hoàng gia Anh và truyền thông phát hiện. Tuy nhiên, không có cách nào để xác minh thông tin này.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-6
 Tỷ phú Mohamed Al-Fayed, cha của Dodi, đã chi một khoản tiền lớn để mở cuộc điều tra độc lập vụ tai nạn dẫn đến cái chết của Công nương Diana và con trai ông. Theo Mohamed, việc tài xế say rượu khi lái xe không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc này.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-7
 Ông Mohamed Al-Fayed cho rằng, một trong những nguyên nhân có thể khiến Công nương Diana bị sát hại đó là do bà đang mang thai đứa con của Dodi.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-8
 Theo The Richest, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12h26 phút sáng 31/8/1997, nhưng mãi đến khoảng 1h sáng, Công nương Diana mới được đưa ra khỏi chiếc xe gặp nạn, dù cảnh sát và lính cứu hỏa đã đến hiện trường lúc 12h30 cùng ngày. Và mãi đến 2 giờ sáng bà mới được đưa tới bệnh viện.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-9
 Nguồn tin cho hay, Công nương Diana từng nhận được một cú điện thoại “đe dọa” hồi tháng 2/1997 từ một quan chức quân đội cấp cao với nội dung “Bà đừng can thiệp vào những điều bà không biết vì tai nạn có thể xảy ra”.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-10
 Chiếc Mercedes chở Công nương Diana và Dodi đêm gặp tai nạn không phải là chiếc ô tô mà họ đã đi suốt cả ngày trước đó. Chiếc xe gặp nạn được cho là đã thiếu dây đai an toàn.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-11
Có 4 người trên chiếc ô tô gặp nạn hồi tháng 8/1997, trong đó Công nương Diana, Dodi và tài xế Henri Paul đều đã chết. Chỉ có duy nhất vệ sĩ Trevor Rees-Jones may mắn sống sót. Tuy nhiên, Trevor đã bị chấn thương đầu nghiêm trọng và khuôn mặt bị “biến dạng” đáng sợ sau tai nạn. 

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-12
 Bức ảnh chụp Công nương Diana và Dodi (ngồi phía sau, phía trước là tài xế và vệ sĩ) trước khi qua đời năm 1997. Một cuộc điều tra dài 6 tháng sau đó đã kết luận rằng Công nương Diana thiệt mạng do sự bất cẩn của tài xế Henri Paul và sự truy đuổi của các paparazzi. Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng, không phải các paparazzi đang đuổi theo họ mà chính là một nhóm sát thủ.

Su that gay soc ve cai chet cua Cong nuong Diana-Hinh-13
 Có những đồn đoán rằng những vụ tai nạn liên quan đến những “kẻ thù” trong thương trường của ông Mohamed. Cụ thể, một đối thủ cạnh tranh của ông Mohamed định “bắt cóc” Dodi nhằm trả đũa một thương vụ làm ăn đổ bể. Tuy nhiên, không có bằng chứng pháp lý nào xác minh giả thiết này. (Nguồn ảnh: The Richest)