Bé trai 2 tháng tuổi tử vong bất thường ở BV Sản nhi Bắc Ninh

(Kiến Thức) - Cháu Đ. nhập viện để điều trị viêm phổi, sau khi được tiêm mũi cuối cùng để chuẩn bị ra viện thì tử vong. Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ.

Liên quan tới thông tin vụ việc cháu bé N.M.Đ.(2 tháng tuổi, ở xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bị tử vong nghi do sốc phản vệ xảy ra trưa ngày 16/11, tối muộn ngày 16/11, ông Lê Văn Nam - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đã cho biết những thông tin ban đầu.

Theo ông Nam: Tính đến ngày 16/11, cháu Đ. nhập viện điều trị bệnh viêm phổi được 14 ngày. Do bệnh của cháu quá nặng nên các bác sĩ phải can thiệp bằng các biện pháp mạnh và sử dụng thuốc Percef (Ceftriaxon) tiêm cho bé bằng bơm kim tiêm để khắc phục lỗi chủ quan do con người gây ra. Thấy sức khỏe của bé Đ. ổn định, các bác sĩ đã chuyển bé lên khoa Hô hấp của Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh. Tuy nhiên, đến ngày thứ 8 sử dụng thuốc này, thì lúc 10h45 ngày 16/11, tiêm cho cháu được khoảng 15 phút thì cháu bé có biểu hiện bị sốc phản vệ.
Be trai 2 thang tuoi tu vong bat thuong o BV San nhi Bac Ninh
 Người nhà cháu Đ. khóc vật vã ở Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh.
“Chúng tôi ngay lập tức cấp cứu cho bé và liên hệ với trung tâm ADR Quốc gia (Trung tâm chuyên kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc) để xin chỉ đạo. Bởi cháu không có khả năng chuyển đi được nên chúng tôi đồng thời xin ý kiến Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương để nhờ sự phối hợp. Đến 15h45 cùng ngày, thì cháu Đ.tử vong”, ông Nam kể lại
Hiện các cơ quan chức năng gồm, Công an tỉnh Bắc Ninh, Viện kiểm sát của tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc, đồng thời Viện Khoa học Hình sự của Bộ Công an đang thực hiện các giám định trong đó có mổ tử thi, để nhanh chóng điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Đ.
Clip: Người thân cháu Đ. đau đớn gào khóc tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh.
Trước một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng, việc tử vong của cháu Đ. liên quan đến y tá trực tiêm cho cháu thì ông Nam khẳng định: “Y tá người có trách nhiệm đưa bé ra chỗ tiêm, còn thực hiện động tác tiêm là máy làm”.
Liên quan đến vụ việc, anh Nguyễn Văn Tài (chú ruột cháu bé) bước đầu cho biết, sau khi được nhân viên y tế tiêm mũi thuốc cuối cùng trước khi ra viện thì cháu lại tử vong.
Người thân của cháu bé một mực khẳng định, nhân viên y tế vừa tiêm được nửa xilanh thì cháu Đ. có biểu hiện tím tái, sau đó nhân viên này vẫn tiếp tục tiêm. Khi cháu Đ. lịm dần đi thì được đưa sang phòng cấp cứu, từ đó người nhà không được vào nữa.
Hiện vụ việc đang được làm rõ.
Kiến Thức tiếp tục thông tin.

Phẫn nộ người phụ nữ cho con uống thuốc an thần, xin tiền tiêm ma túy

(Kiến Thức) - Dư luận không khỏi phẫn nộ trước hình ảnh người phụ nữ bế con nhỏ đã cho uống thuốc an thần để xin tiền chích ma túy.

Mời độc giả xem clip "Thản nhiên tiêm chích ma túy giữa khu dân cư": (Nguồn VTC1)
Liên quan đến thông tin vụ việc lợi dụng trẻ em xin tiền để chích ma túy đang khiến dư luận “dậy sóng”, chiều ngày 17/11, ông Lâm Ngô Hoàng Anh - Chánh văn phòng UBND quận 1 (TP.HCM) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận được thông tin. Hiện Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM ) và các đơn vị liên quan đang triệu tập các đối tượng liên quan để điều tra, xử lý vụ việc.

Công an Hà Nội vào cuộc tìm “cò” bệnh viện K

Bệnh viện K đã mời Công an TP Hà Nội vào cuộc điều tra việc có hay không bác sĩ của bệnh viện móc nối với phòng khám ngoài.

Chiều nay, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho biết, sau khi báo chí phản ánh tình trạng “cò mồi” tại cơ sở 1 Quán Sứ, bệnh viện đã mời Công an TP phối hợp với Sở Y tế vào cuộc điều tra, xác minh các cơ sở khám chữa bệnh, dụ dỗ người bệnh xét nghiệm, khám để trục lợi hoặc móc nối đưa người bệnh vào bệnh viện một cách không hợp pháp.

Bộ trưởng GĐ&ĐT giải thích đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ, kinh phí 12.000 tỷ

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Kinh phí 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ sẽ không rót về cơ sở nào mà là cho những người được nhận học bổng”.

Trong dự thảo Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học… giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030" Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố có nội dung thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể, từ 2018 đến 2025 cả nước sẽ đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục, với tổng kinh phí đào tạo lên tới 12.000 tỷ đồng.