Bầu cử Tổng thống Pháp: “Lấy độc trị độc”?

(Kiến Thức) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ứng viên trung hữu Francois Fillon có thể trở thành “hòn đá tảng cản đường” đối với ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Bằng cách chọn Francois Fillon, các cử tri trung thành với Đảng Cộng hòa đã đề cử một ứng viên có tiếng là bảo thủ truyền thống tham gia cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017. Cựu Thủ tướng Fillon từng tuyên bố rằng ông có ý định tái kết hợp chính trị với gia đình truyền thống. Ông muốn hạn chế số lượng người tị nạn vào nước Pháp và gây khó khăn cho những người nước ngoài trong việc truy cập vào hệ thống phúc lợi xã hội. Ông Fillon cũng muốn đặt cộng đồng Hồi giáo và nhà thờ Hồi giáo dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ngoài ra, Thủ tướng Fillon cũng chủ trương tái dân tộc hóa chương trình giảng dạy ở nhà trường.
Đột nhập “lãnh thổ truyền thống” của phe cực hữu
Chương trình nghị sự của ứng viên tổng thống Francois Fillon có thể trở thành một vấn đề đối với ứng viên tổng thống của Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu. Một số nội dung tranh cử của ông xem ra khá giống với cương lĩnh truyền thống của phe cực hữu: chống sự thống trị của nước ngoài và tình trạng đánh mất bản sắc cũng như chủ nghĩa khủng bố và tội phạm.
Bau cu Tong thong Phap: “Lay doc tri doc”?
Rất có thể, bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 sẽ là cuộc đấu tay đôi giữa ứng viên trung hữu Francois Fillon và ứng viên cực hữu Marine Le Pen.  Ảnh Daily Express 
Nhà phân tích Henrik Uterwedde của Viện Đức-Pháp (DFI) nhận xét: "Trong một thời gian dài, Mặt trận Quốc gia (FN) là lực lượng chính trị duy nhất ỏ Pháp nêu ra những vấn đề nói trên. Bây giờ một chính trị gia trung hữu (Francois Fillon) nhập cuộc và cũng đề cập đến những quan ngại đó, sử dụng một ngôn ngữ khác và biến chúng thành đề xuất chính trị”.
Ông Fillon đang nhận được sự ủng hộ của các nhóm Công giáo truyền thống, những người trong nhiều năm qua đã tập hợp đám đông biểu tình chống lại hôn nhân đồng tính. Trong chiến dịch vận tranh cử, ông Fillon chủ yếu đến các làng mạc và thị trấn nhỏ ở Pháp, khu vực mà lãnh đạo FN Marine Le Pen đã gọi là “nước Pháp bị lãng quên” và là lãnh địa quan trọng nhất của phe cực hữu.
Ông Andreas Jung, Chủ tịch nhóm nghị viện Đức-Pháp tại Quốc hội Đức nói với đài truyền hình RBB-Inforadio: "Fillon đã giành được lợi thế trong một môi trường mà bà Marine Le Pen cũng đang thu hút phiếu bầu. Ông ấy không đại diện cho tầng lớp thượng lưu chính trị ở Paris, mà là một chính khách địa phương. Fillon cam kết bảo vệ những giá trị truyền thống như gia đình. Vì vậy, ông ấy không chỉ có khả năng đánh bại bà Marine Le Pen, mà còn dẫn đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên (của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp)”.
“Đối thủ nguy hiểm nhất của Mặt trận Quốc gia”
Về phần mình, Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu cảm thấy vô cùng lo ngại, khi biết ông Francois Fillon sẽ đại diện cho Đảng Cộng hòa trung hữu ra tranh chức Tổng thống Pháp trong năm tới. Marion Marechal Le Pen, cháu gái nhà lãnh đạo FN, nói với các nhà báo: “Ông Fillon gây ra cho chúng ta một vấn đề chiến lược. Ông ấy là ứng cử viên nguy hiểm nhất đối với Mặt trận Quốc gia”.
Kết quả thăm dò dư luận dường như cũng hỗ trợ cho lo ngại của bà Marion Marechal Le Pen, khi cho thấy cựu Thủ tướng Francois Fillon là ứng cử viên nặng ký nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017.
Tuy nhiên, ứng viên tổng thống Francois Fillon cũng vấp phải sự chống trả dữ dội của các đối thủ.
Bằng việc tố cáo Francois Fillon là một trong những chính khách thuộc tầng lớp thượng lưu chính trị ở Paris, Mặt trận Quốc gia sẽ cố gắng giành lá phiếu của các cử tri bất mãn với thể chế hiện hành và với các chính trị gia nói chung. Đặc biệt, không ít cử tri vẫn chống đối kế hoạch kinh tế tự do của ông Fillon. Cựu Thủ tướng Fillon muốn xóa bỏ chế độ một tuần làm việc 35 giờ và tăng tuổi nghỉ hưu ở Pháp lên 65 tuổi. Ngoài ra, ông còn muốn cắt giảm 500.000 việc làm trong khu vực công và cải cách luật công nghiệp. Ông Fillon được biết đến là một người hâm mộ cựu Thủ tướng Anh “Bà đầm thép” Margaret Thatcher.
Nhà phân tích Henrik Uterwedde nói: "Những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế tự do luôn luôn gây tranh cãi ở Pháp. Đối thủ của ông Fillon đã nêu rõ lập trường của họ, phê phán những gì mà ở Pháp gọi là ‘siêu tự do’. Đó là một trong những từ bị coi là xấu xa nhất trong nền chính trị Pháp”.
Ông Fillon cần ve vãn các cử tri thiên tả
Ông Fillon muốn tăng thuế GTGT (VAT) thêm 2%. Điều này chủ yếu sẽ làm tổn thương các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đây chính là tầng lớp cử tri mà Mặt trận Quốc gia đang ra sức lôi kéo bằng một chương trình “vay mượn” của cánh tả. Các phần tử cực đoan cánh hữu ở Pháp đang theo đuổi đường lối chống toàn cầu hóa, có ý định cô tách bạch nền kinh tế Pháp với nước ngoài và ra khỏi Liên minh Châu Âu. Phe cực hữu đã cố gắng bôi nhọ Fillon là biểu tượng của sự hỗn loạn, của chủ nghĩa tư bản “siêu tự do”.
Ông David Rachline – phụ trách chiến dịch tranh cử của Chủ tịch FN Marine Le Pen – viết trên Twitter: "Francois Fillon thậm chí sẽ còn đi xa hơn đòi hỏi của EU về chính sách thắt lưng buộc bụng và chủ nghĩa tự do”.
Theo các cuộc thăm dò hiện tại, rất có khả năng ông Fillon sẽ phải đối mặt với bà Marine Le Pen trong vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 5/2017.
Một nguy cơ nữa đối với ứng viên tổng thống trung hữu Francois Fillon đến từ các cử tri ủng hộ cánh tả vốn phản đối đường lối kinh tế tự do của ông.
Về vấn đề này, Henrik Uterwedde của Viện Đức-Pháp (DFI) nhận xét: "Francois Fillon sẽ phải bắt đầu thu hút các cử tri ôn hòa và ủng hộ đường lối trung dung. Chậm nhất, trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ông Fillon phải có những đề xuất làm vừa lòng các cử tri cánh tả mà không làm thay đổi đường lối vốn có của mình”.

Sao Hollywood kể lại những ngày trầm cảm sau sinh kinh hoàng

(Kiến Thức) - Không chịu tắm rửa, đánh răng, muốn chết, luôn lo sợ... là những gì mà sao Hollywood từng trải qua trong những ngày tháng bị trầm cảm sau sinh.

Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang
 “Có lúc tôi thấy rất vui, có lúc lại thấy vô cùng mệt mỏi, khóc không vì lý do gì” – Celine Dion từng bị trầm cảm như vậy sau khi sinh hai bé sinh đôi vào năm 2010. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-2
 “Mức độ trầm cảm sau sinh của tôi nặng nề tới nỗi tôi không thể tin được, tôi không hề có cảm giác đau bất cứ bộ phận cơ thể nào dù có bị va chạm mạnh. Trong suốt 15 tháng trời tôi có cảm giác mình được bao bọc bởi một lớp nhựa đường” - Alanis Morissette nhớ lại. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-3
 Brooke Shields rất cởi mở chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn khi cô bị trầm cảm sau sinh con gái Rowan vào năm 2003. “Chúng ta nghĩ chúng ta có thể tự giải quyết vấn đề của mình… Cuối cùng tôi đã có một cô con gái xinh đẹp nhưng vì chứng trầm cảm sau sinh tôi không thể nhìn con, không thể bế và hát ru cho con… Tất cả những gì tôi muốn làm là biến mất và chết đi”. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-4
 Khi con gái Coco được 6 tháng, Courteney Cox bị trầm cảm sau sinh. “Tôi đã trải qua một thời kỳ khó khăn, không phải ngay sau khi sinh con mà khi Coco đã được 6 tháng. Tôi không ngủ được, tim lúc nào cũng đập nhanh và lúc nào cũng buồn bã, chán nản. Tôi đi khám bác sĩ và biết mình bị trầm cảm sau sinh là do hormone tăng quá nhanh”. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-5
 “Sau khi sinh hai bé Hank Jr. và Alijah, tôi không bao giờ chải đầu, đánh răng hay tắm. Rồi một ngày, nhìn vào trong gương tôi thực sự thất vọng và nghĩ “Nhìn mình xem!” Tôi có một cuộc sống tuyệt vời ở Los Angeles và giờ ở Indianapolis tôi đã không có một cuộc sống như vậy. Đôi khi, tôi thậm chí còn tự nhủ mình chẳng có gì để thiết tha với cuộc sống này” - Kendra Wilkinson nhớ lại thời kỳ bị trầm cảm sau sinh của mình. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-6
 Sinh con trai Moses vào năm 2006, Gwyneth Paltrow đã cảm nhận có gì đó không đúng khi cảm giác của cô khác hẳn lúc sinh con gái Apple năm 2004: “Tôi không thể giao tiếp với con trai như cách từng làm với con gái và không hiểu tại sao. Tôi cũng không muốn nói chuyện với bất kỳ ai. Tôi thấy mình như một xác sống, tách ra khỏi cộng đồng. Chồng tôi lúc đó thường nói với tôi: “Em không ổn rồi. Anh nghĩ em bị trầm cảm sau sinh” nhưng tôi nhất quyết không công nhận điều đó. Nhưng sau một hồi tự nghiên cứu tìm hiểu thì tôi biết mình bị trầm cảm sau sinh”. (Ảnh: Instagram)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-7
 Sinh con gái đầu lòng, Drew Barrymore không bị trầm cảm sau sinh nên đến khi sinh con gái thứ hai, bị triệu chứng này, cô mới hiểu thế nào là trầm cảm sau sinh và thấy cuộc đời mình lúc đó u ám như có một đám mây che phủ. (Ảnh: Getty Images)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-8
 “Tôi luôn cảm thấy mất mát, không được yêu thương, cô đơn, không ai hiểu mình. Tôi hay khóc và dù con trai bé nhỏ ở bên cạnh, cười với tôi, nhìn tôi thì tôi cũng không thấy bớt buồn” – Vanessa Lachey nhớ lại cảm giác tồi tệ vài tuần sau khi sinh con trai vào năm 2012. (Ảnh: Instagram)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-9
 “Sau khi sinh con gái đầu long Delilah, tôi bị trầm cảm nặng nhưng lại bí mật không nói cho ai biết. Chồng tôi nghĩ tôi gàn dở chứ không biết những gì đang diễn ra. 10 tháng sau, tôi nói cho chồng biết triệu chứng của mình và cảm giác luôn thất vọng chán chường suốt thời gian qua. Tôi thậm chí còn bị mất tự tin, không muốn quan hệ tình dục với chồng” - Lisa Rinna kể lại kỷ niệm tồi tệ sau khi sinh.
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-10
 “Tôi nghĩ tôi bị trầm cảm nặng sau sinh. Trong 3 tháng sau sinh, dù là người rất điềm tĩnh nhưng tôi liên tục trong trạng thái dễ cáu giận, hay thất vọng. Và đến lúc đó tôi mới biết mình bị trầm cảm sau sinh” - Melissa Rycroft kể lại trải nghiệm tồi tệ sau khi sinh con gái đầu lòng. (Ảnh: Getty)
Sao Hollywood ke lai nhung ngay tram cam sau sinh kinh hoang-Hinh-11
 “Tôi khóc cả ngày, động thứ gì khóc thứ đó. Rồi lại vui quá đà, song lại buồn, sợ. Lúc nào cũng có cảm giác sợ điều gì xảy ra với con mình” - Carnie Wilson kể. Sau đó cô phải nhờ tới bác sĩ tâm lý để vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh đó. (Ảnh: Getty)

Ôm con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tự tử vì trầm cảm sau sinh

"Đó là một người mẹ trẻ, sinh con lần đầu. Cô vừa được ra viện sau thời gian dài điều trị chứng trầm cảm sau sinh", bác sĩ  BV Quân y 103, chia sẻ.
 

Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sau khi xảy ra sự việc người mẹ sinh năm 1997 bị trầm cảm nặng, không kiểm soát được hành vi đã giết đứa con 35 ngày tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thương tâm như thế.
Om con 2 thang tuoi nhay xuong ao tu tu vi tram cam sau sinh
TS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Ảnh: Việt Hùng. 
Mẹ trầm cảm sau sinh tăng nặng vì thái độ của gia đình
PGS.TS bác sĩ cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cũng chia sẻ về ca bệnh trầm cảm sau sinh gần đây nhất ông vừa tiếp nhận.
Đó là một người mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trước khi được đưa vào viện, cô từng ôm đứa con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tử tử, nhưng được cấp cứu kịp thời. Sau khi điều trị chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ này đã được xuất viện vào đầu tháng 6.
Trong cuộc đời tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần, PGS Đức vẫn không thể quên người mẹ bị trầm cảm sau sinh đầu tiên mà ông trực tiếp điều trị. Sau khi sinh em bé 3 ngày, người mẹ này có biểu hiện lạ, không cho con bú, xa lánh bé. Bên cạnh đó, cô còn có ghét chồng, ăn ngủ kém.
“Lúc đó, khái niệm trầm cảm không như bây giờ. Nhiều bác sĩ điều trị cho cô gái này nhưng không hiệu quả nên bệnh ngày càng nặng”, PGS Đức kể lại.
Khi đến gặp bác sĩ Đức, ông chẩn đoán cô bị trầm cảm sau sinh nhưng trước đó gia đình vẫn cho rằng cô "khó tính, làm mình làm mẩy". Bác sĩ Đức nhấn mạnh chính thái độ đó của người thân đã khiến bệnh của cô ngày càng nặng. May mắn, người mẹ này được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra hậu quả khủng khiếp.
Om con 2 thang tuoi nhay xuong ao tu tu vi tram cam sau sinh-Hinh-2
 Trầm cảm sau sinh có thể gặp với bất cứ phụ nữ nào sau khi sinh con. Ảnh: RD.

 Mẹ giết con trong cơn trầm cảm nặng

Là tiến sĩ về trầm cảm đầu tiên ở Việt Nam, với 31 năm điều trị những nữ bệnh nhân mắc căn bệnh này, TS.BS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), cho biết bản thân đã chứng kiến không ít trường hợp chị em bị trầm cảm sau sinh.

TS Phương chia sẻ vấn đề này đã xảy ra với chị em từ rất lâu và có thể gặp với bất cứ ai.

Cách đây hơn 10 năm, bác sĩ đã từng chứng kiến một trường hợp tương tự khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh ra tay sát hại chính con gái của mình.

“Khi đó bệnh trầm cảm sau sinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như bây giờ, nên nhiều người cho rằng người phụ nữ giết con là có mục đích trả thù. Chỉ khi người phụ nữ phát điên, được công an đưa đến bệnh viện, được các bác sĩ thăm khám, kết luận bị trầm cảm thì mọi người mới tin”, TS Phương cho biết.

Sau nhiều tháng kiên trì điều trị, người mẹ ấy đã hồi phục và biết rằng mình đã sát hại con nên đau đớn, ám ảnh vô cùng.

Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!

Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.

Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.

Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...

“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.

Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!

Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.

Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.

Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...

“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.