Bầu cử Quốc hội Mỹ: Tổng thống Trump liệu có thất bại “cay đắng“?

(Kiến Thức) - Theo truyền thống, Đảng của Tổng thống Mỹ đương nhiệm thường để mất ghế Quốc hội vào tay đảng đối lập sau mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Và lịch sử có thể lặp lại trong cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump.

Kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ 2018 diễn ra vào ngày 6/11 (giờ địa phương) là cuộc cạnh tranh gay cấn giữa Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump và Đảng Dân chủ. Tại cuộc bỏ phiếu năm nay, cử tri Mỹ sẽ bầu lại tất cả 435 ghế hạ nghị sĩ, 35/100 ghế thượng nghị sĩ cùng 39 ghế thống đốc bang và vùng lãnh thổ.
Trong lịch sử, trong số 21 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ được tổ chức kể từ năm 1934, Đảng của Tổng thống Mỹ đương nhiệm thường để mất ghế Quốc hội vào tay đảng đối lập, và chỉ giành chiến thắng tại Hạ viện 3 lần và tại Thượng viện 5 lần.
Trong cả hai cuộc bầu cử vào năm 2014 và 2010, Đảng Cộng hòa liên tiếp chiếm ưu thế áp đảo với kết quả thuyết phục lần lượt là 247 và 242 ghế tại Hạ viện, trong khi số hạ nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ giảm dần là 193 và 188 nghị sĩ. Đáng chú ý, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010, dưới thời của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, Đảng Dân chủ mất tới 69 ghế, bao gồm 63 ghế tại Hạ viện và 6 ghế Thượng viện.
Bau cu Quoc hoi My: Tong thong Trump lieu co that bai “cay dang“?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Huffington Post. 
Một số giả thuyết lý giải nguyên nhân đảng của tổng thống lại thường thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã được đưa ra. Lý giải đầu tiên đó là nếu một Tổng thống Mỹ từng được bầu với số phiếu áp đảo, hoặc vì “hiệu ứng coattail”, thì tổng thống đó sẽ bị thua đậm trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
“Hiệu ứng coattail" được hiểu là khi một ứng cử viên giữ một ưu thế rõ rệt trong cuộc vận động tranh cử và nắm chắc phần thắng trong tay thì dĩ nhiên là nhiều người khác muốn nắm vào "đuôi áo" ông ấy để dành thêm phiếu của cử tri.
Ngoài ra, lý do khác dẫn đến sự thất bại của chính đảng ủng hộ tổng thống là số lượng cử tri tức giận với tổng thống đó đi bỏ phiếu nhiều hơn số cử tri hài lòng. Dĩ nhiên, nếu họ cảm thấy không hài lòng với ông chủ Nhà Trắng, thì họ sẽ đi bỏ phiếu cho đảng "đối thủ" của ông ấy.
Theo dự đoán tính đến ngày 5/11, Đảng Dân chủ nắm chắc trong tay phần thắng tại ít nhất 193 quận bầu cử Hạ viện, chiếm lợi thế áp đảo ở 15 quận và có tỉ lệ thắng trên 60% ở 15 quận khác. Những con số này của Đảng Cộng hòa lần lượt là 149, 42 và 8.
Được biết, trước khi cuộc bầu cử diễn ra, trang web thống kê FiveThirtyEight dự báo Đảng Dân chủ có hơn 80% cơ hội giành lại ưu thế ở Hạ viện và Đảng Cộng hòa có 66% cơ hội duy trì quyền kiểm soát Thượng viện.
Bau cu Quoc hoi My: Tong thong Trump lieu co that bai “cay dang“?-Hinh-2
Các cử tri đi bỏ phiếu tại Durham, New Hampshire, ngày 6/11. Ảnh: Reuters.
Trên thực tế, khả năng Đảng Dân chủ giành lại Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay là khó xảy ra bởi đảng này phải bảo vệ đến 27 trong 35 ghế được bầu lại. Trong khi đó, phía Cộng hòa vẫn còn 42 ghế thượng nghị sĩ không cần bầu lại. Họ chỉ cần thắng thêm ít nhất 8 ghế nữa để giữ lợi thế do đang kiểm soát chính phủ.
Nếu Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát tại Hạ viện, thì đó cũng là "cơn ác mộng" đối với Tổng thống Trump cũng như Đảng Cộng hòa, bởi phần lớn chương trình nghị sự cũng như các chính sách của ông Trump sẽ đứng trước nguy cơ bị đóng băng hoặc phải điều chỉnh rất nhiều để có thể thành hiện thực. Ngoài ra, ông Trump cũng ít có cơ hội tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2020.

Mời độc giả xem video về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ (Nguồn: CBC News)

Kịch bản mà Tổng thống Trump mong đợi nhất đó là Đảng Cộng hòa tiếp tục nắm quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Nếu thành sự thật, đó sẽ là một thắng lợi quan trọng đối với cá nhân Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa.
Điều này không phải là không thể xảy ra khi dưới thời ông Trump, nước Mỹ cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nền kinh tế phát triển vững mạnh. Liệu Tổng thống Trump có thể "lội ngược dòng" lịch sử hay không? Tất cả sẽ có câu trả lời sau khi kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ ngày 6/11 được công bố.

Bầu cử giữa kỳ và kịch bản Nhà Trắng biến TT Trump thành người hùng

Nhà Trắng đã chuẩn bị kịch bản ngay cả trong trường hợp đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11 tới.

Nhà Trắng đang lên kế hoạch “quảng bá” Tổng thống Trump như vị cứu tinh của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, ngay cả khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ Viện.

Kinh ngạc “mê cung” dưới lâu đài Anh lộ diện sau 250 năm

(Kiến Thức) - Hệ thống đường hầm và những căn phòng bí mật nằm bên trong cây cầu Vanbrugh của Cung điện Blenheim ở Anh lần đầu tiên được phát hiện sau hơn 250 năm. Bên trong "mê cung" này còn có xác những con tàu chìm từ thập niên 1950.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam
Theo The Sun, một “mê cung” ngầm của Cung điện Blenheim vừa được phát hiện lần đầu tiên sau hơn 250 năm. Được biết, Cung điện Blenheim này tọa lạc ở Woodstock, Oxfordshire, từng là nơi ở của Công tước Marlborough thứ 12 và đây cũng là nơi cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill chào đời. (Nguồn ảnh: The Sun) 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-2
Cung điện Blenheim được xây dựng trong khoảng thời gian từ giữa năm 1705 đến 1722. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng đã có người sinh sống trong những căn phòng dưới lòng đất của cung điện này vào đầu thế kỷ 18. 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-3
Hệ thống đường hầm và những căn phòng bí mật này được phát hiện sau khi một hồ nước rộng 160 mẫu của Cung điện Blenheim bị hút nước lần đầu tiên kể từ năm 1768. 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-4
Theo đó, 33 căn phòng được xây dựng trong cây cầu Vanbrugh dài hơn 120 mét của Cung điện Blenheim. Ngoài ra còn phát hiện xác những con tàu chìm từ những năm 1950 và các bức graffiti từ năm 1756. 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-5
Phần còn lại của một con thuyền có động cơ từ những năm 1930 được phát hiện tại một trong những căn phòng ngập nước. 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-6
 Một đường hầm bí ẩn dẫn tới cung điện.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-7
 Những căn phòng bí mật trong cây cầu Vanburgh ở Cung điện Blenheim.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-8
 Một bức graffiti có từ năm 1756 được phát hiện trong cây cầu Vanbrugh tuyệt đẹp.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-9
Các căn phòng đã có người sinh sống từ thế kỷ 18.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-10
Hệ thống đường hầm của công trình bí mật này. 

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-11
 Nhiều căn phòng ở vị trí thấp hơn không thể vào được do chúng bị ngập.

Kinh ngac “me cung” duoi lau dai Anh lo dien sau 250 nam-Hinh-12
Được biết, Cung điện Anh Blenheim đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.