Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử

Dù chưa tới ngày bầu cử chính thức nhưng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã “ngốn” nhiều tiền hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đó và có thể sẽ còn “đội” thêm hàng tỷ USD nữa cho các chiến dịch tranh cử trong ba tuần tới.

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho biết chi tiêu cấp tiểu bang và quảng cáo truyền hình cho cuộc bầu cử năm nay đã vượt quá con số 7 tỷ USD của cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê cho đến cuối tháng 9 và điều này có nghĩa con số thực tế tính đến giờ phút này sẽ còn cao hơn nhiều.
Theo ước tính của Trung tâm Phản ứng Chính trị (Center for Responsive Politics), tổng số tiền chi cho các cuộc bầu cử liên bang có khả năng lên tới gần 11 tỷ USD. Cả Tổng thống Donald Trump, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và các đồng minh có khả năng chi hơn 5,1 tỷ USD để vận động cho cuộc đua vào Nhà Trắng, cao hơn gấp đôi chi phí của cuộc chạy đua năm 2016 và hơn gần 2 tỷ USD so với cuộc đua tổng thống Mỹ đắt giá nhất từ trước đến nay từng được chi vào năm 2008.
Bau cu My 2020: Cuoc bau cu ton kem nhat trong lich su
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái). Ảnh: AFP/TTXVN. 
Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã huy động được gần nửa tỷ USD. Từ đó đến nay, Ủy ban quốc gia của đảng Cộng hòa và các ủy ban gây quỹ khác đã tích lũy thêm hàng trăm triệu USD. Trong khi đó, Chiến dịch tranh cử của ông Biden và Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ huy động được 383 triệu USD chỉ riêng trong tháng 9, lập kỷ lục mới sau con số ấn tượng 364 triệu USD ghi nhận ngay trong tháng trước đó.
Đáng chú ý là mức chi tiêu lớn không chỉ dừng lại trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Dữ liệu thu thập bởi Advertising Analytics cho thấy trong 10 cuộc tranh cử tốn kém nhất tại Thượng viện Mỹ thì có tới 7 cuộc diễn ra trong năm nay, ở Bắc Carolina, Iowa, Arizona, Montana, Maine, Nam Carolina và Georgia. Năm ứng cử viên tranh cử của đảng Dân chủ huy động được hơn 20 triệu USD/người trong 3 tháng qua. Đứng đầu là ông Jaime Harrison, cựu Chủ tịch đảng Dân chủ tại tiểu bang Nam Carolina, với mức thu về 57 triệu USD.
* Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, mặc dù vẫn còn 19 ngày nữa mới tới ngày bầu cử chính thức 3/11, nhưng việc bỏ phiếu đã diễn ra tại nhiều bang trên khắp nước Mỹ với số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm trực tiếp và bỏ phiếu qua bưu điện đạt mức kỷ lục.
Bau cu My 2020: Cuoc bau cu ton kem nhat trong lich su-Hinh-2
Cử tri đăng ký tham gia bầu cử sớm Tổng thống Mỹ 2020 tại một điểm bỏ phiếu ở Arlington, Virginia, ngày 18/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN. 
Theo số liệu từ Tổ chức US Elections Project, tổng cộng đã có hơn 17,8 triệu người Mỹ bỏ phiếu qua thư hoặc trực tiếp. Con số này tương đương với gần 13% tổng số người Mỹ đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Tỷ lệ cử tri đi bầu sớm cũng đạt mức cao ấn tượng tại những bang chiến địa. Ở bang Texas, hơn 1 triệu cử tri đã xếp hàng bỏ phiếu sớm ngay trong ngày đầu tiên hôm 13/10. Mặc dù Thống đốc bang Texas Greg Abbott giới hạn mỗi hạt chỉ có một địa điểm gửi phiếu bầu qua thư nhưng cho đến nay bang này đã nhận được khoảng 400.000 phiếu bầu.
Trong khi đó, các cử tri ở bang Georgia xếp hàng tới 12 tiếng vào ngày 12/10 để bỏ phiếu trực tiếp. Đã có khoảng 379.000 cử tri ở Georgia đi bỏ phiếu sớm trong tuần này và hơn 500.000 người đã gửi phiếu qua thư. Trong số những người bỏ phiếu trực tiếp, 1/3 là cử tri da màu.
Còn tại bang Florida, hình thức bỏ phiếu sớm trực tiếp chưa diễn ra song tính đến ngày 12/10, đã có hơn 2 triệu cử tri gửi lá phiếu qua bưu điện, chiếm hơn 20% tổng số cử tri đi bỏ phiếu tại bang “Ánh sáng” này vào năm 2016.
Cả ba bang trên đều nằm trong danh sách các bang chiến trường quan trọng nhất trong kỳ bầu cử lần này. Texas và Georgia từ lâu đã là thành trì của đảng Cộng hòa nhưng đang có thiên hướng “xanh” hơn do sự đa dạng ngày càng cao của cử tri. Theo thống kê, không một ứng cử viên Tổng thống nào của đảng Dân chủ giành được chiến thắng tại Texas kể từ năm 1976 và Georgia từ năm 1992.
Với 29 phiếu đại cử tri, bang Florida nhiều năm nay luôn là trung tâm chú ý của các cuộc bầu cử. Nhiều chuyên gia nhận định hy vọng về nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng của Tổng thống Trump sẽ được xác định tại bang này. Trong cuộc bầu cử cách đây 4 năm, ông Trump đã giành chiến thắng tại đây với tỷ lệ sít sao. Trong lịch sử bầu cử Mỹ, hiếm có ứng cử viên nào trở thành chủ nhân của Nhà Trắng mà lại không chiến thắng ở Florida. Tổng thống cuối cùng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử mà không thắng ở Florida là Calvin Coolidge, vào năm 1924.
Mặc dù Tổng thống Trump cũng như các đảng viên Cộng hòa kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu trực tiếp vì cho rằng hình thức này khó tạo gian lận bầu cử, nhưng nhiều người dân Mỹ vẫn lựa chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện do lo ngại sự lây lan của dịch COVID-19.

Bầu cử Mỹ: Hàng chục tướng lĩnh ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử

Có tới 235 quan chức cấp cao quân đội về hưu đã ký vào lá thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump tái tranh cử.

Chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã công bố bức thư này vào ngày 14/9. Trong những nhân vật ký tên có 8 Tướng 4 sao và 42 Tướng 3 sao cùng các Đô đốc.
Bau cu My: Hang chuc tuong linh ung ho Tong thong Trump tai dac cu
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Military.com.
Trang Military.com cho biết mở đầu bức thư có đoạn: “Có thể nói đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ khi nước Mỹ được thành lập. Chúng tôi tin rằng Tổng thống Trump cam kết với một nước Mỹ hùng mạnh. Trong vai trò Tổng thống, ông sẽ tiếp tục bảo đảm biên giới, đánh bại các đối thủ và khôi phục luật lệ cùng trật tự trong nước”.

Thủ tướng Thái Lan dùng “chiêu” gì ứng phó làn sóng biểu tình?

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ và yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức đã tiếp diễn tại Thái Lan trong vài tháng qua.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?
 Mới đây, ngày 14/10, hàng chục nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Bangkok. Họ tụ tập phản đối bên ngoài văn phòng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và cản trở đoàn xe của Hoàng gia Thái Lan. (Nguồn ảnh: Reuters)
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-2
 Trước tình hình trên, chính phủ Thái Lan đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok. Theo đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha "tuyên bố tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng", có hiệu lực từ 4h sáng 15/10 (giờ địa phương).
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-3
 Sắc lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên và cho phép bắt giữ bất cứ ai vi phạm. Gần như ngay sau đó, cảnh sát chống bạo động đã giải tán hàng nghìn người biểu tình tập trung sáng 15/10 trước văn phòng Thủ tướng và bắt giữ 22 nhà hoạt động. Nhiều người biểu tình quyết định rời khỏi địa điểm.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-4
Trong một thông báo được phát trên truyền hình nhà nước rạng sáng 15/10, chính phủ Thái Lan nói các biện pháp khẩn cấp là cần thiết để "duy trì hòa bình và trật tự".
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-5
 Tới sáng sớm cùng ngày, hàng trăm nhân viên an ninh đã nắm quyền kiểm soát các tuyến phố lân cận, trong khi các lao công làm công tác vệ sinh, dọn dẹp.
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-6
  Được biết, đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên trong năm nay mà chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Prayut phải đối mặt.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-7
Trên thực tế, phong trào biểu tình đã diễn ra trong ba tháng qua, được xem là thách thức lớn nhất với hoàng gia và chính phủ Thái Lan kể từ cuộc đảo chính năm 2014.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-8
Người biểu tình kêu gọi chính phủ từ chức, sửa đổi hiến pháp và giảm bớt quyền lực của nhà vua.
Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-9
 Trong đợt biểu tình hồi đầu tháng 8/2020, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã phải lên tiếng "cầu xin" những người biểu tình do sinh viên dẫn đầu "không gây hỗn loạn" sau khi họ công khai đòi cải cách hiến pháp. 

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-10
Thủ tướng Prayuth khi đó hứa rằng Quốc hội sẽ xem xét các yêu cầu cải cách hiến pháp của người biểu tình. 

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-11
 "Tôi cầu xin mọi người đừng gây ra hỗn loạn vào lúc này. Chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề này cùng nhau", ông Prayuth nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các ngày 4/8.

Thu tuong Thai Lan dung “chieu” gi ung pho lan song bieu tinh?-Hinh-12
 Theo Reuters, Thủ tướng Prayuth muốn theo đuổi đối thoại với người biểu tình, tránh sử dụng vũ lực. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từng cảnh báo hồi tháng 9/2020 rằng, Thái Lan sẽ mất cơ hội tiến lên nếu các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài. Nhà lãnh đạo Thái Lan cũng kêu gọi người dân đoàn kết để chấm dứt cuộc khủng hoảng COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video: Bên trong căn cứ của người biểu tình ở Thái Lan trước đây (Nguồn video: VTV)