Bầu cử Mỹ 2020: Cơ hội xoay chuyển tình thế của Tổng thống Trump

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể tổng lực tấn công ông Biden trong khi phải đối phó với đại dịch COVID-19 và biểu tình, tuy nhiên điều này có thể sẽ thay đổi vào mùa Hè này.

Kể từ khi lên nhậm chức năm 2017, Tổng thống Trump đã vượt qua nhiều sóng gió và được đánh giá luôn nắm trong tay cơ hội tái đắc cử.
Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đối với ông hiện đã suy giảm trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng cùng một lúc - cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ, tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ và tình hình bất ổn dân sự tồi tệ nhất kể từ năm 1960.
Mặc dù vậy, giới quan sát nhận định vẫn còn một số yếu tố để đương kim tổng thống xoay chuyển tình hình, từ đó phát huy lợi thế để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Bau cu My 2020: Co hoi xoay chuyen tinh the cua Tong thong Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Việc Mỹ từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và nền kinh tế bắt đầu phát triển trở lại sẽ giúp phần nào củng cố thành tích kinh tế của chính quyền Tổng thống Trump.
Một nguồn tin thân cận với chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump cho biết các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã khiến dư luận không còn chú ý nhiều tới cách thức đối phó với đại dịch của chính phủ vốn đang bị chỉ trích.
Nguồn tin này cho biết thêm rằng ông Trump cuối cùng có thể sẽ giành lợi thế nếu các bang tiếp tục mở cửa lại nền kinh tế và số việc làm được cải thiện vào mùa Thu tới.
Trong khi đó, nước Mỹ đã trải qua nhiều ngày rất căng thẳng kể từ tuần trước khi đoạn video đăng tải về cái chết của người đàn ông da màu George Floyd do một cảnh sát da trắng gây nên.
Rất nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn với các hành vi cướp phá và đối đầu với cảnh sát tại nhiều thành phố lớn trên khắp nước Mỹ.
Bau cu My 2020: Co hoi xoay chuyen tinh the cua Tong thong Trump-Hinh-2
 Các cuộc biểu tình phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc diễn ra trên khắp nước Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong bối cảnh đó, cách xử lý "mạnh tay" của chính phủ đối với các cuộc biểu tình lại đang phải đối mặt với sự chỉ trích của dư luận nói chung, các lãnh đạo tôn giáo, đảng Dân chủ và ngay cả trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, một số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng nếu các cuộc biểu tình còn kéo dài và trở nên khó kiểm soát hơn, các cử tri có thể sẽ ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump.
Một phân tích của Reuters/Ipsos được thực hiện từ tháng Ba cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump, vốn luôn nhất quán trong hơn 3 năm qua, đã giảm xuống trong một số nhóm cử tri phân loại theo nhân khẩu học - những cử tri quan trọng sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử.
Ngày càng nhiều người Mỹ trong nhóm người kiếm được hơn 100.000 USD/năm, những người trong độ tuổi từ 35 đến 54, và nhóm phụ nữ da trắng có bằng cao đẳng, nói rằng họ đang cân nhắc ủng hộ ứng cử viên của đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Các cuộc thăm dò dư luận khác của Đại học Monmouth, Washington Post và ABC News đều cho thấy ông Biden đang dẫn trước 10%.
Cùng thời điểm này vào năm 2016, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ - đang dẫn trước Trump gần 5%.
Tuy nhiên, chiến thắng sít sao của ông Trump trước bà Clinton trong cuộc bầu cử cách đây 4 năm đã khiến những người ủng hộ ông hy vọng đương kim Tổng thống có thể làm điều đó một lần nữa.
Ông Craig Robinson, từng đứng đầu bộ phận chính trị của chi nhánh đảng Cộng hòa tại bang Iowa, nhận định: "Tôi nghĩ ông Trump sẽ tái đắc cử. Và tôi biết những cuộc thăm dò dư luận nói lên điều gì."
Theo ông Robinson, việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng gần 40% kể từ khi Mỹ áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 vào tháng Ba vừa qua cho thấy "mọi chuyện không tệ như chúng ta nghĩ."
Trong khi đó, chuyên gia về bầu cử David Wasserman làm việc tại The Cook Report lưu ý rằng chiến dịch tranh cử của ông Trump không thể tổng lực tấn công ông Biden trong khi phải đối phó với đại dịch và biểu tình. Tuy nhiên điều này có thể sẽ thay đổi vào mùa Hè này.
Ngoài ra, do thành phần của đại cử tri đoàn - vốn có khả năng quyết định kết quả bầu cử và hiện đang có lợi cho đảng Cộng hòa, ông Wasserman cho rằng ông Biden chỉ có thể tăng được tối đa 5% trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới và như vậy vẫn chưa đủ để đánh bại Trump. Wasserman nêu rõ: "Tỷ lệ dẫn trước này không an toàn".

Thượng viện Mỹ bắt đầu phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Phiên xét xử luận tội Tổng thống Donald Trump đã chính thức bắt đầu tại Điện Capitol ngày 21/1, dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa Tối cao John Roberts.

Thuong vien My bat dau phien xet xu luan toi Tong thong Trump
 Phiên tòa luận tội Tổng thống Trump đã bắt đầu vào ngày 21/1 tại Thượng viện Mỹ, dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa Tối cao John Roberts. (Nguồn ảnh: Reuters)

Thuong vien My bat dau phien xet xu luan toi Tong thong Trump-Hinh-2
 Chánh án Tòa Tối cao John Roberts chủ trì bắt đầu phiên tòa, 7 công tố viên (thuộc Hạ viện) và đội ngũ pháp lý của ông Trump ngồi hai bên.

Thuong vien My bat dau phien xet xu luan toi Tong thong Trump-Hinh-3
Ông Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, đã đề ra các quy định cơ bản cho phiên tòa bắt đầu hôm 21/1. 

Thuong vien My bat dau phien xet xu luan toi Tong thong Trump-Hinh-4
 Theo trình tự xét xử đề xuất, trước tiên đại diện bên công tố thuộc Hạ viện sẽ phát biểu, tiếp đó là phát biểu của luật sư biện hộ cho Tổng thống, sau đó các thượng nghị sĩ có quyền đặt câu hỏi bằng văn bản đối với bất kỳ bên nào. Cuối cùng, Thượng viện sẽ quyết định liệu có cần thêm những bằng chứng hoặc nhân chứng để tòa xem xét hay không.

Tang lễ George Floyd diễn ra tại quê nhà, gia đình kêu gọi công lý

George Floyd, người đàn ông da đen bị cảnh sát làm chết cách đây hơn hai tuần, dẫn đến làn sóng biểu tình khắp nước Mỹ, được mai táng tại quê nhà Houston, Texas ngày 9/6.

Tang le George Floyd dien ra tai que nha, gia dinh keu goi cong ly
 George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi tử vong trong khi bị cảnh sát khống chế đã thổi bùng lên các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới, được ca ngợi là người khổng lồ hiền lành và một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì công lý, khi anh được an táng tại đám tang ở quê nhà Houston hôm 9/6.