Bất ngờ với cuộc sống của cặp vợ chồng đứng sau vắc xin Pfizer

Với việc đưa ra vắc xin Pfizer, BioNTech và Pfizer đã vươn lên vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua tìm cách chữa trị căn bệnh đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu.
 

Tiến sĩ Ugur Sahin cùng vợ mình là Tiến sĩ Özlem Türeci là đồng sáng lập BioNTech chủ yếu tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư.
Hai năm trước, tại một hội nghị ở Berlin, phát biểu trước các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, ông cho biết công ty có thể sử dụng thứ gọi là "công nghệ mRNA" để phát triển nhanh chóng một loại vắc xin trong trường hợp có đại dịch toàn cầu, theo New York Post. Thời điểm đó, đại dịch COVID-19 chưa xuất hiện.
BioNTech bắt đầu nghiên cứu vắc xin này vào tháng 1/2020, sau khi Tiến sĩ Sahin đọc một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet khiến ông nghĩ rằng virus corona (tên gọi thời điểm đó) đang lây lan nhanh tại Trung Quốc, có thể bùng phát thành một đại dịch toàn cầu.
BioNTech và Pfizer đã hợp tác cùng nhau về vắc xin cúm từ năm 2018. Tháng 3/2020, họ tiếp tục đồng ý hợp tác để sản xuất vắc xin phòng ngừa COVID-19. Kể từ đó, Tiến sĩ Sahin đã bắt đầu mối quan hệ bạn bè thân thiết với Albert Bourla, Giám đốc điều hành Pfizer.
Tháng 11/2020, BioNTech và Pfizer đã thông báo rằng một loại vắc xin ngừa COVID-19 do Tiến sĩ Sahin và nhóm của ông phát triển có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh ở những tình nguyện viên. Kết quả này đã đưa BioNTech và Pfizer lên vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua tìm cách chữa trị căn bệnh đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, BioNTech là công ty đang trên đà phát triển. Tính đến năm 2020, công ty đã huy động được hàng trăm triệu USD và có hơn 1.800 nhân viên. Năm 2018, công ty bắt đầu hợp tác với Pfizer.
Bat ngo voi cuoc song cua cap vo chong dung sau vac xin Pfizer
Vợ chồng Tiến sĩ Ugur Sahin 
Năm 2019, BioNTech đã bán cổ phiếu ra công chúng. Trong những tháng cuối năm 2020, giá trị vốn hóa thị trường của công ty đạt mức 21 tỷ USD, qua đó giúp cặp đôi này trở thành một trong những người giàu nhất nước Đức.
Mặc dù giàu có nhưng vợ chồng hai tỷ phú hiện sống cùng con gái trong một căn hộ khiêm tốn gần văn phòng công ty. Họ thậm chí còn không sở hữu một chiếc xe ô tô nào, họ thường dùng xe đạp để đi làm.
Nói về cộng sự của mình, ông Bourla, giám đốc điều hành của Pfizer chia sẻ: "Ugur là một nhân tài xuất sắc và độc đáo. Ông ấy chỉ quan tâm đến khoa học. Kinh doanh không phải là chủ đề chính được ông ấy quan tâm, thật sự ông ấy không thích nó. Ông là một nhà khoa học và một người có nguyên tắc. Tôi tin tưởng ông ấy 100%".

Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết

Chiều 27/7, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Chi tiet 3 hop dong chuyen giao cong nghe vac-xin vua ky ket
Dây chuyền gia công và đóng ống vắc-xin COVID-19 Sputnik-V tại Việt Nam do Vabiotech thực hiện Ảnh: Long Phạm 
Theo đó, Vabiotech cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, tức công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.

So găng 3 ông lớn Việt “nổi như cồn” nhờ vắc xin COVID-19

(Kiến Thức) - VinBioCare của Vingroup, Nanogen và Y Dược phẩm Vimedimex đang là những "ông lớn" được dư luận đặc biệt quan tâm bởi động thái tích cực liên quan đến vắc xin COVID-19.

Trong bối cảnh chưa thể tìm ra thuốc đặc trị để đẩy lùi COVID-19, vắc xin là giải pháp duy nhất giúp thế giới thoát đại dịch. Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp đã và đang có những động thái tích cực liên quan đến vắc xin COVID-19.