Bất ngờ thủ phạm khiến tàu ngầm hạt nhân lộ hành trình mật

Lịch trình và thời gian tuần tra suốt 10 năm của tàu ngầm hạt nhân Pháp được cho là đã bị lộ khi các thủy thủ dùng ứng dụng theo dõi luyện tập.

Cuộc điều tra do báo Le Monde mới đây cho thấy một số nhân viên căn cứ đã đăng dữ liệu tập luyện lên ứng dụng Strava, qua đó vô tình tiết lộ thông tin chi tiết về lịch trình triển khai của tàu ngầm hạt nhân mà họ đang phục vụ.
Nhiều người không sử dụng biệt hiệu và giữ hồ sơ ở chế độ công khai, khiến các nhà báo có thể tìm ra danh tính những người trong căn cứ, hoạt động của họ, từ đó suy ra lịch trình tàu ngầm. Le Monde ước tính hơn 450 nhân viên tại căn cứ Ile Longue đã sử dụng Strava trong thập kỷ qua.
Bat ngo thu pham khien tau ngam hat nhan lo hanh trinh mat
 Các dữ liệu về luyện tập do một ứng dụng đã vô tình tiết lộ hành tung của tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: Le Monde.
Tờ này nêu ví dụ về một người được gọi là Paul (đã được thay đổi). Dữ liệu Strava cho thấy thủy thủ này thường xuyên chạy vào tháng 1/2023. Vào ngày 3/2/2023, anh này chạy 10 km trong 45 phút, dọc theo bến nơi tàu ngầm neo đậu, và sau đó không chạy trong 50 ngày tiếp theo. Paul chạy trở lại vào ngày 25/3/2023.
Tương tự, những người dùng Strava khác là Arthur và Charles cũng ngừng luyện tập sau ngày 3/2/2023 và tiếp tục vào 25/3/2023. Điều này cho thấy cả ba người đàn ông có thể đã tham gia tuần tra trên một trong những chiếc tàu ngầm tại căn cứ.
Vào tháng 10/2022, Paul còn từng giải thích lý do mình không hoạt động trên ứng dụng với bài đăng: "Thật khó để tập thể dục trở lại sau hơn hai tháng rưỡi giam mình trong chiếc hộp kín", kèm theo biểu tượng cảm xúc mặt nạ lặn và bong bóng.
Bat ngo thu pham khien tau ngam hat nhan lo hanh trinh mat-Hinh-2
 Dữ liệu được chia sẻ của nhân viên tàu ngầm tên lửa hạt nhân luyện tập tại Căn cứ quân sự Ile Longue ở cảng Brest. Ảnh: Le Monde
Hải quân Pháp thừa nhận "bất cẩn của nhân viên" nhưng cho biết điều này "không nhất thiết cấu thành những sai sót có thể ảnh hưởng đến hoạt động" tại căn cứ.
Tờ Le Monde đưa tin khoảng 2.000 nhân viên tại Ile Longue phải sử dụng máy quét, nhận dạng khuôn mặt và được chó nghiệp vụ đánh hơi khi ra vào căn cứ. Ngoài ra, tất cả điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác phải được cất giữ trong tủ khóa chuyên dụng tại các trạm kiểm soát.
Nhưng đồng hồ thông minh dường như là ngoại lệ. Nó giúp các thủy thủ tàu ngầm ghi lại thông tin tập luyện và vị trí GPS của họ trong lúc ở căn cứ, đồng thời cập nhật dữ liệu khi trở về cảng. "Không cần một người quan sát đặc biệt thông minh để ghép nối các dòng thời gian lại với nhau", tờ báo bình luận về sự cố.
Tờ báo nói rằng họ có thể xác định ngày tháng và thời lượng gần đúng của 4 cuộc tuần tra tàu ngầm hạt nhân nhưng không công khai cụ thể. Theo các chuyên gia, giả sử đối thủ biết được ngày khởi hành của tàu, họ có thể đặt cảm biến ở lối ra căn cứ nhằm theo dõi tàu, làm tổn hại đến nhiệm vụ cốt lõi.
Pháp vận hành 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, một trong số đó luôn ở dưới lòng biển để đảm bảo đáp trả tức thì các cuộc tấn công phủ đầu tiềm tàng. Chúng đồn trú tại Ile Longue, căn cứ hải quân gần cảng Brest của Đại Tây Dương, nơi luôn tuân thủ các giao thức an ninh nghiêm ngặt.

Máy bay trinh sát không người lái của Mỹ bị bắn rơi tại Biển Đen?

Thêm một lần nữa xuất hiện thông tin cho rằng máy bay trinh sát không người lái chiến lược của Mỹ đã gặp nạn trên Biển Đen sau vụ việc hồi đầu tháng.

May bay trinh sat khong nguoi lai cua My bi ban roi tai Bien Den?
 
Có những báo cáo chưa được xác nhận về sự cố xảy ra với máy bay không người lái trinh sát chiến lược của Mỹ trên Biển Đen.

Máy bay Su-30SM của Nga nghi bị F-16 của Ukraine bắn hạ

Một chiếc Su-30SM của Nga bị nghi bị F-16 của Ukraine bắn hạ trên Biển Đen, phi công không kịp nhảy dù. Trong khi Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine công bố đoạn phim tấn công tiêm kích Su-30SM trên Biển Đen.

May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha
Kênh quân sự Telegram Fighterbomber của một cựu phi công quân sự Nga, dẫn nguồn tin riêng từ Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cho biết, một máy bay chiến đấu Su-30SM của Lực lượng Không quân chiến thuật Nga, sau khi đã phóng 4 tên lửa vào lãnh thổ Ukraine trên Biển Crimea vào tối 10/9, đã biến mất khỏi màn hình radar. 

May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-2
Hiện chưa rõ dấu vết dầu loang và mảnh vụn được tìm thấy gần địa điểm chiếc máy bay Su-30SM bị mất tích; đồng thời các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ của Không quân Nga vẫn đang tích cực diễn ra. Tin tức này cũng đã được xác nhận bởi tài khoản Telegram Crimea Wind. 

May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-3
Hiện đã thấy trực thăng Mi-8 và Ka-27 từ Căn cứ không quân Kacha của Hạm đội Biển Đen Nga tham gia chiến dịch cứu hộ. Cuộc giải cứu bắt đầu từ nơi chiếc máy bay chiến đấu Su-30SM biến mất. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-4
 Hiện trên mặt biển có vết dầu loang đường kính khoảng 3 km và mảnh vỡ máy bay được tìm thấy tại địa điểm tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ không trục vớt được bất kỳ vật dụng nào. Có thể kết luận rằng, chiếc máy bay chiến đấu Su-30SM đã bị rơi và phi công có thể đã thiệt mạng.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-5
 Theo một số thông tin, vào tối 10/9, chiếc tiêm kích Su-30SM và Su-35 đã phóng tên lửa chống radar Kh-31P về phía lãnh thổ Ukraine trên vùng biển phía bắc khu vực Sasevastopol, trụ sở của Hạm đội Biển Đen Nga, rồi biến mất khỏi khu vực.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-6
 Chiếc máy bay chiến đấu Su-30SM-30 khi xuất kích, mang theo 6 tên lửa chống radar Kh-31P, sau khi đã phóng 4 quả tên lửa, máy bay biến mất khỏi màn hình radar; thời điểm máy bay biến mất là vào lúc 23h42 ngày 10/9. Điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu đã bị rơi trước khi tên lửa được phóng.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-7
 Một kênh Telegram của Ukraine cho biết, có thể chiếc máy bay Su-30SM này, đã bị tiêm kích F-16 của Ukraine bắn hạ bằng tên lửa không đối không tầm trung, phóng ngoài tầm nhìn (MRAAM) AIM-120, mà Ukraine mới nhận được của Mỹ.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-8
 Su-30SM là mẫu máy bay chiến đấu mới nhất trị giá 50 triệu USD; trước đó Nga đã triển khai loại máy bay chiến đấu này để đối đầu với F-16 của Ukraine. Như trường hợp thường thấy của những chiếc máy bay chiến đấu như vậy, giá trị của phi công cao hơn bản thân chiếc máy bay chiến đấu.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-9
 Các hoạt động tác chiến không quân bình thường của Quân đội Nga cho thấy, các máy bay chiến đấu Su-30/35 thường bay ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine và phóng tên lửa từ ngoài tầm phòng không của đối phương. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-10
Dù Ukraine có thể bắn hạ máy bay chiến đấu Nga, nhưng hiếm khi nghe nói đến điều này, khi tên lửa không đối không của Ukraine khó có thể bắn tới gần bán đảo Crimea. Thường là Ukraine dùng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, phá hủy máy bay chiến đấu của Nga ngay tại sân bay. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-11
Tất nhiên, không thể loại trừ một cuộc tấn công bất ngờ của máy bay chiến đấu F-16, khiến Quân đội Nga bất ngờ. Một khả năng khác là hệ thống phòng không tầm xa của Ukraine, như Patriot, S-300 và S-200, bất ngờ triển khai về phía trước để tiêu diệt máy bay Nga. Trong mọi trường hợp, hành động này, sẽ hạn chế rất nhiều hoạt động của máy bay chiến đấu Nga trong khu vực. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-12
Sau khi chiếc F-16 của Ukraine bị rơi, truyền thông Nga đã rất phấn khích, cho rằng nó bị hệ thống phòng không của nước này bắn hạ; nhưng rõ ràng là không có cơ sở, bởi vì F-16 của Ukraine hiện tại về cơ bản, là chưa bao giờ đã xâm nhập vào mạng lưới phòng không Nga. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-13
 Nếu chiếc Su-30SM này, quả thực bị tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, được phóng đi từ máy bay F-16 bắn hạ, thì cú sốc đối với quân đội Nga sẽ còn lớn hơn nhiều, so với việc để mất chiếc máy bay chiến đấu trị giá 50 triệu USD. 
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-14
 Trong khi đó, trang tin Avia của Nga, dẫn nguồn tin của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR MO), đã công bố một đoạn video mà Kiev cho rằng, chiếc máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga đã bị tên lửa Ukraine bắn hạ trên Biển Đen.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-15
 Một ngày trước đó, xuất hiện thông tin không chính thức về việc Không quân Nga mất tích một máy bay chiến đấu trên Biển Đen. Điều này đã được một số kênh truyền thông và kênh Telegram Fighterbomber đưa tin. Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về vấn đề này và cũng không có xác nhận nào từ Bộ Quốc phòng Nga.
May bay Su-30SM cua Nga nghi bi F-16 cua Ukraine ban ha-Hinh-16
Để xác nhận, Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố đoạn phim, trong đó có thể thấy khoảnh khắc xảy ra vụ tấn công vào máy bay chiến đấu của Nga. Kênh Telegram “ChP Sevastopol” cung cấp thông tin chi tiết cho biết, “Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine công bố đoạn video do một UAV trinh sát quay về thời điểm chiếc SU-30SM bị trúng tên lửa trên Biển Đen trong chuyến xuất kích ngày hôm qua. Thật không may, các phi công đã thiệt mạng”. (Nguồn ảnh: theins.ru, Ria Novosti, nv.ru, online.ua, The Insider).