Bất ngờ thủ đoạn của thanh niên dùng facebook lừa hàng chục triệu

(Kiến Thức) - Theo cơ quan điều tra, Bùi Tiến Luật xem các thông tin trên facebook cá nhân, sau đó dò các mật khẩu phổ biến ngẫu nhiên rồi chiếm quyền sử dụng rồi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 14/5/2018, đơn vị này ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Quang Luật (sinh năm 1998, trú tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong vụ án dùng facebook lừa đảo.
Theo tài liệu của cơ quan công an, từ đầu tháng 3/2018 đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thái Bình tiếp nhận đơn trình báo của một số công dân trên địa bàn tỉnh này liên quan đến hành vi bị một số đối tượng chiếm đoạt tài khoản facebook của bạn bè, người thân sau đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh, điều tra làm rõ.
Đối tượng Bùi Quang Luật.
 Đối tượng Bùi Quang Luật.
Cụ thể, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thái Bình đã nhận được đơn trình báo cùa bà Lê Thị Ngần (trú xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư) về việc bị lừa mất số tiền 54 triệu đồng khi chuyển vào một tài khoản tại Ngân hàng Viettinbank, Chi nhánh Vĩnh Phúc. Sở dĩ bà Ngần chuyển tiền là do đã làm theo chủ tài khoản mạng xã hội facebook có tên "Thanh Xuân" (là tài khoản mạng xã hội mà con gái bà Ngần vẫn dùng để liên lạc với mẹ trong quá trình sống và lao động ở Nhật Bản).
Nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự đã xác định được đối tượng Bùi Quang Luật (sinh năm 1998, trú xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nên đã triệu tập đối tượng này để đấu tranh.
Trước các chứng cứ không thể chối cãi, tại cơ quan công an, đối tượng đã phải cúi đầu khai nhận. Khoảng cuối tháng 2/2018, Bùi Quang Luật lên mạng xã hội facebook tìm các tài khoản cá nhân ở trang facebook của cộng đồng người Việt Nam sống và lao động ở Nhật Bản với mục đích chiếm đoạt tài khoản Facebook để đi lừa đảo.
Lợi dụng sự hiểu biết máy tính, Luật đã lừa hàng chục triệu.
 Lợi dụng sự hiểu biết máy tính, Luật đã lừa hàng chục triệu.
Bùi Tiến Luật xem các thông tin trên trang facebook cá nhân (tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán… ), sau đó dò các mật khẩu phổ biến ngẫu nhiên (gắn với những thông tin trên trang facebook cá nhân đó). Nếu dò được Luật lập tức chiếm đoạt quyền sử dụng và kết nối với người thân của chủ tài khoản mạng xã hội facebook để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Với phương thức và thủ đoạn nêu trên, đầu tháng 3/2018, Bùi Quang Luật đã chiếm đoạt thành công tài khoản facebook cá nhân “Thanh Xuân” để lừa đảo bà Lê Thị Ngần số tiền 54 triệu đồng. Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai nhận đã lừa đảo và chiếm đoạt thành công một số vụ. Toàn bộ số tiền sau khi chiếm đoạt được, Luật đã tiêu xài vào mục đích cá nhân.
Hiện, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý theo qui định của pháp luật.

Nghi can đâm chết các hiệp sĩ sa lưới: “Vây bắt như phim hành động”

(Kiến Thức) - Người dân sống trong con hẻm trên địa bàn quận Gò Vấp, TP HCM được khuyến cáo không rời khỏi nhà cùng lúc với sự xuất hiện của hàng chục chiến sĩ cảnh sát bố ráp, vây bắt nghi can đâm chết 2 hiệp sĩ như phim hành động.

Vì sao không nên đăng ảnh con lên Facebook?

(Kiến Thức) - Theo đại diện Facebook, mạng xã hội này đang xem xét thiết lập tính năng cảnh báo khi cha mẹ đăng ảnh trẻ em.

“Chia sẻ ảnh con cái của bạn lên Facebook không phải là hoàn toàn vô hại... Hãy bảo vệ những đứa trẻ của mình!” - đó là lời cảnh báo của cảnh sát Pháp đối với các bậc phụ huynh về nguy cơ bị tấn công tình dục ở trẻ em khi cha mẹ đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội.
Vi sao khong nen dang anh con len Facebook?
 Phụ huynh cần cẩn thận trong việc đưa hình ảnh và thông tin cá nhân của con trên facebook. Ảnh: HTD

Cai nghiện Facebook khó như cai nghiện ma túy

Nhiều người trẻ khi tham gia chương trình “72 giờ không Facebook” đã thừa nhận việc cai nghiện Internet và Facebook đối với họ khó như cai nghiện ma túy.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn PV VTC News, Tiến sĩ Phạm Hải Chung, Trưởng ban Internet và Truyền thông của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, rất nhiều bạn trẻ sau khi tham gia chương trình thử nghiệm “72 giờ không Facebook” (do VPIS thực hiện) đã tái nghiện ngay sau đó.