Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Hitech - Xe

Bất ngờ công nghệ biến vỏ bưởi thành thiết bị phát điện

21/05/2025 08:46

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã biến vỏ bưởi thành thiết bị tự tạo ra điện, hứa hẹn sẽ là nền tảng cung cấp các giải pháp bền vững cho đời sống.

Thiên Đăng (Theo Scitechdaily)

AI “ngốn” điện năng nhất trên hành tinh?

Ấn tượng sáng chế tủ điện trung thế đoạt giải Trần Đại Nghĩa

William Ding... cậu bé mê công nghệ điện tử đến tỷ phú đế chế tỷ đô

Porsche đang đối mặt khủng hoảng vì tham vọng ôtô điện

Được biết, bưởi là một loại trái cây họ cam quýt lớn được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Đông Á, nó có lớp vỏ dày đáng kể và phần này thường hay bị vứt bỏ. Ảnh: @ Healthline.
Được biết, bưởi là một loại trái cây họ cam quýt lớn được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Đông Á, nó có lớp vỏ dày đáng kể và phần này thường hay bị vứt bỏ. Ảnh: @ Healthline.
Tuy nhiên, trong một công trình gần đây, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Illinois Urbana-Champaign đã tìm hiểu các phương pháp tái sử dụng sinh khối vỏ bưởi này, để phát triển công cụ có khả năng cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử nhỏ. Ảnh: @Marianne Stein/Dorin Puha.
Tuy nhiên, trong một công trình gần đây, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Illinois Urbana-Champaign đã tìm hiểu các phương pháp tái sử dụng sinh khối vỏ bưởi này, để phát triển công cụ có khả năng cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử nhỏ. Ảnh: @Marianne Stein/Dorin Puha.
Vỏ bưởi có hai phần chính: lớp ngoài mỏng và lớp trong dày, màu trắng. Phần màu trắng mềm xốp và có cảm giác như miếng bọt biển, khi bạn ấn tay vào. Một số người đã sử dụng vỏ bưởi này để chiết xuất các hợp chất cho tinh dầu, hoặc pectin, nhưng ở đây, các chuyên gia đã tận dụng cấu trúc xốp tự nhiên này dành cho một mục tiêu khác. Ảnh: @ The Foodie Next Door.
Vỏ bưởi có hai phần chính: lớp ngoài mỏng và lớp trong dày, màu trắng. Phần màu trắng mềm xốp và có cảm giác như miếng bọt biển, khi bạn ấn tay vào. Một số người đã sử dụng vỏ bưởi này để chiết xuất các hợp chất cho tinh dầu, hoặc pectin, nhưng ở đây, các chuyên gia đã tận dụng cấu trúc xốp tự nhiên này dành cho một mục tiêu khác. Ảnh: @ The Foodie Next Door.
Một quả bưởi thông thường nặng từ 1 đến 2 kg, trong đó vỏ chiếm 30% đến 50% tổng trọng lượng. Trong công trình của mình, các nhà nghiên cứu đã tách vỏ khỏi quả, loại bỏ lớp ngoài cùng, sau đó xử lý lớp vỏ trắng xốp dày bên trong. Ảnh: @This Bago Girl.
Một quả bưởi thông thường nặng từ 1 đến 2 kg, trong đó vỏ chiếm 30% đến 50% tổng trọng lượng. Trong công trình của mình, các nhà nghiên cứu đã tách vỏ khỏi quả, loại bỏ lớp ngoài cùng, sau đó xử lý lớp vỏ trắng xốp dày bên trong. Ảnh: @This Bago Girl.
Họ cắt nó thành miếng nhỏ hơn và cho đông khô để bảo quản cấu trúc xốp ba chiều độc đáo của nó. Sau đó, mẫu này được lưu trữ trong các điều kiện độ ẩm khác nhau để phân tích thêm. Ảnh: @Nature.
Họ cắt nó thành miếng nhỏ hơn và cho đông khô để bảo quản cấu trúc xốp ba chiều độc đáo của nó. Sau đó, mẫu này được lưu trữ trong các điều kiện độ ẩm khác nhau để phân tích thêm. Ảnh: @Nature.
Bằng cách kiểm tra thành phần hóa học và tính chất cơ học của lớp vỏ xốp trắng này sau khi cho đông khô, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công một mẫu thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học, thành điện năng tận dụng nguyên lý điện hóa tiếp xúc. Ảnh: @Tech Xplore.
Bằng cách kiểm tra thành phần hóa học và tính chất cơ học của lớp vỏ xốp trắng này sau khi cho đông khô, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công một mẫu thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học, thành điện năng tận dụng nguyên lý điện hóa tiếp xúc. Ảnh: @Tech Xplore.
Mẫu thiết bị này gồm miếng sinh khối vỏ bưởi đã qua xử lý và một màng nhựa (polyimide), chúng được dùng làm hai lớp tạo điện ma sát tiếp xúc với nhau khi có lực bên ngoài. Ảnh: @link.springer.
Mẫu thiết bị này gồm miếng sinh khối vỏ bưởi đã qua xử lý và một màng nhựa (polyimide), chúng được dùng làm hai lớp tạo điện ma sát tiếp xúc với nhau khi có lực bên ngoài. Ảnh: @link.springer.
Họ gắn điện cực lá đồng vào mỗi lớp này và đánh giá mức độ hiệu quả của mẫu thiết bị trong việc chuyển đổi năng lượng cơ học bên ngoài thành điện năng. Ảnh: @ Taylor & Francis Online.
Họ gắn điện cực lá đồng vào mỗi lớp này và đánh giá mức độ hiệu quả của mẫu thiết bị trong việc chuyển đổi năng lượng cơ học bên ngoài thành điện năng. Ảnh: @ Taylor & Francis Online.
Bằng cách chà nhẹ 2 lớp vật liệu này bằng ngón tay, mẫu thiết bị đã chuyển đổi hiệu quả, thành công năng lượng cơ học bên ngoài thành điện năng, và nó đã thắp sáng khoảng 20 Điốt phát quang (là nguồn sáng bán dẫn phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua). Ảnh: @iStock.
Bằng cách chà nhẹ 2 lớp vật liệu này bằng ngón tay, mẫu thiết bị đã chuyển đổi hiệu quả, thành công năng lượng cơ học bên ngoài thành điện năng, và nó đã thắp sáng khoảng 20 Điốt phát quang (là nguồn sáng bán dẫn phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua). Ảnh: @iStock.
“Ứng dụng này có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi tài nguyên bị lãng phí thành vật liệu phát điện năng hữu ích. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, nhờ cấu trúc xốp tự nhiên của vỏ bưởi, mẫu thiết bị điện ma sát dựa trên nó có thể cực kỳ nhạy cảm với lực và tần số lực. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho chúng tôi phát triển các thiết bị cảm biến có thể gắn vào cơ thể con người để theo dõi cơ sinh học”, Yi-Cheng Wang, Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người, thuộc trường Cao đẳng Khoa học Nông nghiệp, Người tiêu dùng và Môi trường tại bang Illinois cho biết. Ảnh: @Alibaba.
“Ứng dụng này có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi tài nguyên bị lãng phí thành vật liệu phát điện năng hữu ích. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, nhờ cấu trúc xốp tự nhiên của vỏ bưởi, mẫu thiết bị điện ma sát dựa trên nó có thể cực kỳ nhạy cảm với lực và tần số lực. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho chúng tôi phát triển các thiết bị cảm biến có thể gắn vào cơ thể con người để theo dõi cơ sinh học”, Yi-Cheng Wang, Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người, thuộc trường Cao đẳng Khoa học Nông nghiệp, Người tiêu dùng và Môi trường tại bang Illinois cho biết. Ảnh: @Alibaba.
“Nếu chúng ta có thể tái chế vỏ bưởi thành các sản phẩm có giá trị cao hơn thay vì chỉ vứt bỏ, chúng ta không chỉ có thể giảm chất thải từ quá trình sản xuất, tiêu thụ và làm nước ép bưởi, mà còn tạo ra nhiều giá trị hơn từ chất thải thực phẩm và nông nghiệp”, đồng tác giả nghiên cứu này Yi-Cheng Wang, cho biết thêm. Ảnh: @iStock.
“Nếu chúng ta có thể tái chế vỏ bưởi thành các sản phẩm có giá trị cao hơn thay vì chỉ vứt bỏ, chúng ta không chỉ có thể giảm chất thải từ quá trình sản xuất, tiêu thụ và làm nước ép bưởi, mà còn tạo ra nhiều giá trị hơn từ chất thải thực phẩm và nông nghiệp”, đồng tác giả nghiên cứu này Yi-Cheng Wang, cho biết thêm. Ảnh: @iStock.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Rợn Người Với Con ROBOT Giống Người Thật Một Cách Đáng Sợ - "Soán Ngôi" Loài Người Trong Tương Lai? Nguồn video: Top 1 Khám Phá.

Top tin bài hot nhất

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

16/05/2025 12:52
Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

15/05/2025 18:55
Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

15/05/2025 14:10
Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

16/05/2025 14:12
5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

16/05/2025 12:22

Bạn có thể quan tâm

Hé lộ tham vọng nuôi mầm sự sống trên Mặt trăng

Hé lộ tham vọng nuôi mầm sự sống trên Mặt trăng

Cận cảnh cỗ máy thần kỳ biến chì thành vàng

Cận cảnh cỗ máy thần kỳ biến chì thành vàng

NASA tung độc chiêu cứu sống tàu Voyager 1

NASA tung độc chiêu cứu sống tàu Voyager 1

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú gia nhập Viện Hàn lâm KH châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú gia nhập Viện Hàn lâm KH châu Âu

Khám phá phòng khám bác sĩ AI đầu tiên thế giới

Khám phá phòng khám bác sĩ AI đầu tiên thế giới

Đường sắt cao tốc thi công thần tốc kỹ nghệ đằng sau có gì

Đường sắt cao tốc thi công thần tốc kỹ nghệ đằng sau có gì

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status