Bất ngờ các lực lượng được trang bị vũ khí quân dụng

(Kiến Thức) - Dự thảo thông tư mới quy định trang bị vũ khí quân dụng gồm súng trường, súng chống tăng, súng cối...cho nhiều lực lượng gồm cả công an xã, phường, thị trấn.

Đối tượng trang bị vũ khí quân dụng
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ để lấy ý kiến góp ý từ dư luận. Đáng chú ý, theo nội dung thông tư trên, Công an xã, phường, thị trấn có thể được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
Tại khoản 1, điều 4 của Thông tư nêu rõ: về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm: Cục nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an; Cục nghiệp vụ trực thuộc Tổng cục; Các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh; Trại giam, trại tạm giam; Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện; Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn.
Công an xã, phường, thị trấn có thể được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Ảnh minh họa.
Công an xã, phường, thị trấn có thể được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Ảnh minh họa. 
Tại điều 5 thông tư cho biết, vũ khí quân dụng bao gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, xe thiết giáp, mìn, lựu đạn và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này được trang bị loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 4 và khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Ai quyết định trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ?
Về thẩm quyền trang bị vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, tại điều 6 Thông tư quy định:
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được thành lập.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Các Tổng cục trưởng; Tư lệnh; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Trường hợp Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ từ nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trang bị và báo cáo về Bộ Công an qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ do Công an các đơn vị, địa phương tiếp nhận, thu gom còn giá trị sử dụng thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đưa vào sử dụng theo quy định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.

Đề nghị bổ sung các trường hợp lực lượng cảnh vệ được nổ súng

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận về nhiều vấn để quản lý vũ khí, chất nổ trong đó xem xét cho phép lực lượng cảnh vệ được nổ súng. 

De nghi bo sung cac truong hop luc luong canh ve duoc no sung
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN).
Chiều 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và Luật cảnh vệ.

6 trường hợp người thi hành nhiệm vụ nổ súng không cần cảnh báo

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định, người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng không cần cảnh báo trong 6 trường hợp.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: “Việc nổ súng của các lực lượng được trang bị vũ khí quân dụng cần quy định đầy đủ về nguyên tắc và các trường hợp được phép nổ súng làm căn cứ để các lực lượng thi hành công vụ thực hiện; đồng thời là cơ sở để các luật chuyên ngành cụ thể hóa quy định về nổ súng cho phù hợp. Để làm rõ các nguyên tắc sử dụng phù hợp với các loại vũ khí quân dụng và các trường hợp được phép nổ súng, tiếp thu ý kiến một số ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo tách Điều này thành 2 Điều (Điều 23 và Điều 24) như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý”.