Bắt giữ hàng loạt đối tượng cho vay kiểu tín dụng đen

(Kiến Thức) - Tới thời điểm bị cơ quan công an TP Buôn Ma Thuật triệt phá, băng nhóm đối tượng chuyên cho vay kiểu tín dụng đen đã cho hơn 100 người vay tiền với tổng số tiền tới 550 triệu.

Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tiến hành bắt giữ một nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen và chuyên cho vay nặng lãi từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk hoạt động.
Nhóm đối tượng bị bắt giữ gồm: Doãn Công Tùng (30 tuổi), Dương Minh Đức (27 tuổi, cùng trú tại TP Hà Nội), Đoàn Văn Nam (21 tuổi), Trần Minh Thắng (19 tuổi), Ngô Sỹ Nhật (20 tuổi, cùng trú tại tỉnh Thanh Hóa) và Trần Văn Phú (17 tuổi, trú tại tỉnh Bắc Giang).
Bat giu hang loat doi tuong cho vay kieu tin dung den
Các đối tượng tại cơ quan điều tra. Ảnh : Tuệ Lâm
Theo lời khai ban đầu, tháng 10/2018, các đối tượng trên đã liên hệ với nhau rồi cùng góp tiền vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk để hoạt động cho vay nặng lãi.
Nhóm đối tượng này đến thuê nhà trọ tại buôn Nao A, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột để làm địa điểm hoạt động.
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng này là photocopy các tờ rơi với nội dung cho vay nóng, vay không cần thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản, phục vụ tận nơi…rồi sau đó dán tại các địa điểm công cộng, rải tại nhà người dân.
Bat giu hang loat doi tuong cho vay kieu tin dung den-Hinh-2
Tài liệu thu giữ được tại phòng trọ của các đối tượng (Ảnh : Tuệ Lâm)
Khi người dân cần vay tiền, chúng sẽ cho người đến tận nhà làm thủ tục cầm cố sổ đỏ, nhà đất rồi sau đó thu lãi với lãi suất “cắt cổ”.
Đến thời điểm bị bắt, nhóm đối tượng này đã cho hơn 100 người vay kiểu "tín dụng đen" với tổng số tiền hơn 550 triệu đồng.
Hiện vụ việc đang được Công an TP Buôn Ma Thuột tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý các đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Cảnh báo những chiêu trò đòi nợ thuê của giới giang hồ

Với những thủ đoạn hết sức tinh vi, hàng loạt vụ siết nợ thuê của giới giang hồ trên địa bàn cả nước thời gian qua không chỉ gây ra hoang mang trong dư luận mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự.

Theo Báo Tiền phong, liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đang có diễn biến phức tạp, tại Thanh Hóa, trong năm 2018, cơ quan công an đã khởi tố 31 vụ, 88 bị can có liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật. Đặc biệt, trên địa bàn đã có Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ hoạt động với khẩu hiệu "Đã nợ là phải đòi - Đã đòi là phải trả".

Tín dụng đen biến cả chủ nợ lẫn con nợ thành tội phạm

Nhiều trường hợp người cho vay và cả người vay đã biến mình thành nạn nhân hay tội phạm khi sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp tiền bạc liên quan tới tín dụng đen.

Mặc dù luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về mức lãi suất cho vay, nhưng trong thực tế, tình trạng cho vay với lãi suất cao hay tín dụng đen vẫn không ngừng phát triển và hoạt động ngày càng công khai. Tín dụng đen đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, cho chính người vay và cả người cho vay.
Tín dụng đen được dùng để chỉ các dạng hoạt động tín dụng dân sự không qua hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chính thức, không đăng ký kinh doanh, chưa được cấp phép, không tuân thủ và không chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào. Hình thức giao dịch này không chỉ gây bất ổn về an ninh chính trị, thậm chí thiệt hại đến tính mạng con người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội.