Bắt chước VN, Indonesia mua tên lửa chống radar Nga

(Kiến Thức) - Chính phủ Indonesia dự định chi khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD để mua tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa hành trình Kh-59 từ Nga.

Jane’s Defence Weekly, Anh dẫn lời một nguồn tin trong quân đội Indonesia cho biết, không quân nước này đang lên kế hoạch mua số lượng lớn tên lửa hàng không từ Nga. Theo kế hoạch đề nghị lên Ủy ban Ngân sách quốc gia, không quân xứ sở vạn đảo sẽ mua lô tên lửa chống radar Kh-31P và chống hạm Kh-31A trị giá 24 triệu USD, tên lửa không đối đất Kh-59ME trị giá 18 triệu USD.

Ngoài việc mua vũ khí từ Nga, Indonesia sẽ mua thêm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM từ Mỹ với chi phí khoảng 6 triệu USD. Tổng ngân sách dành cho việc mua vũ khí mới khoảng 48 triệu USD.

Theo Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu (TSAMTO), Nga, Kh-31A là một loại tên lửa chống hạm tốc độ cao được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến đối phương trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa có trọng lượng 610 kg, mang theo đầu đạn nặng 94 kg.

Tiêm kích Su-30 phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Ảnh: Ausairpower
Tiêm kích Su-30 phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Ảnh: Ausairpower 

Kh-31A là bản thu nhỏ của tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit. Tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 3,5 (khoảng 3.600 km/h) nên hầu như không thể đánh chặn. Kh-31A có tầm bắn tối thiểu 7,5 km, tối đa 70 km.

Trong khi đó, tên lửa Kh-31P là phiên bản chuyên dùng cho nhiệm vụ chống radar phát triển từ Kh-31A. Tên lửa được thiết kế để phá hủy hệ thống radar phòng không trên các tàu chiến hay trên đất liền. Kh-31P có tầm bắn khoảng 110 km, mang theo đầu đạn nặng 87 kg.
Lưu ý rằng, hiện trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia đã trang bị tên lửa Kh-31A/P.

Còn Kh-59ME là một loại vũ khí hàng không chuyên dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Đây là phiên bản xuất khẩu từ Kh-59M  dùng trong Không quân Nga. Kh-59ME được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động hoặc cảm biến quang truyền hình ở pha cuối.  Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ từ 2-3 m.

Kh-59ME có tầm bắn khoảng 115 km, mang theo đầu đạn nặng 320 kg. Giới phân tích quân sự đánh giá, Kh-59ME là một trong những tên lửa không đối đất hàng đầu thế giới hiện nay. Kế hoạch mua lô tên lửa hiện đại từ Nga để trang bị cho tiêm kích Su-27 và Su-30 đang hoạt động trong biên chế Không quân Indonesia.

Riêng kế hoạch mua tên lửa không đối không AIM-120 từ Mỹ sẽ được đề xuất lên Quốc hội Mỹ thông qua đề xuất bán hàng quân sự nước ngoài. Nếu được Washington phê duyệt, các tên lửa này sẽ trang bị cho tiêm kích F-16 C/D mua từ Mỹ.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán cho Indonesia 30 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X và các thiết bị liên quan trị giá 47 triệu USD. 

Indonesia đòi Nga giao 35% công nghệ chiến đấu cơ Su-35

(Kiến Thức) - Indonesia yêu cầu Nga phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ chiến đấu cơ Su-35 thì nước này mới quyết định mua. 

Nga có là “cứu cánh” cho Quân đội Iran?

(Kiến Thức) - Với nền CNQP hiện đại, Nga có thể là cứu cánh tuyệt vời cho Quân đội Iran lạc hậu. Tuy nhiên, không ít chuyên gia vẫn ngờ vực điều này.

Tờ RIR dẫn lời Vladimir Kozhin – Cố vấn Tổng thống Nga về các vấn đề hợp tác quân sự cho biết, Moscow và Tehran vừa hoàn tất một loạt hợp đồng quốc phòng trị giá hàng tỷ USD và đây được xem là dấu mốc trong mối quan hệ giữa hai nước.
Các chuyên gia phân tích quốc phòng cho rằng, việc Quân đội Iran thiếu các trang bị hiện đại là một phần nguyên nhân cho việc hàng loạt hợp đồng quốc phòng giữa Nga và nước này được ký kết trong thời gian gần đây. Tất nhiên việc Iran có thể quay lại mua vũ khí từ Nga là điều hoàn toàn tốt cho Moscow cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên để mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước có thể trở lại như trước đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định.