Bao giờ Right Sector “được phép” lật đổ Tổng thống Poroshenko?

(Kiến Thức) - Khi nào nhóm cực hữu Right Sector “được phép” lật đổ Tổng thống Poroshenko? Đó là câu hỏi mà chuyên gia Nga cho rằng người Mỹ có thể có câu trả lời.

Nhiều chính trị gia phương Tây bối rối trước nguy cơ tan vỡ của chế độ ‘dân chủ” Ukraine từng được họ ra sức tô vẽ. Các phương tiện truyền thông Ukraine cảnh báo rằng nhóm cực hữu Right Sector sắp bắt đầu một "Maidan mới" nhằm lật đổ Tổng thống Poroshenko.
Bao gio Right Sector “duoc phep” lat do Tong thong Poroshenko?
Nhóm cực hữu Right Sector bắt đầu một "Maidan mới".
Liệu có xảy ra một cuộc đảo chính ở Ukraine hay chí ít là sự nhượng bộ của chính quyền Kiev trước các phần tử dân tộc cực đoan? Cái gì thực sự đứng đằng sau "cuộc nổi loạn" của Right Sector?
Nhà phân tích chính trị Vladimir Lepekhin đã lý giải nguyên nhân dẫn đến tình hình nghiêm trọng này.
Theo nhà phân tích Lepekhin, xung đột ở Ukraine đã đi tới chỗ các phần tử dân tộc cực đoan đòi cách chức Bộ trưởng Nội vụ Avarkov. Trong buổi mít tinh ở trung tâm Kiev ngày 21/7, thủ lĩnh Right Sector Dmitry Yarosh tuyên bố "giai đoạn mới của cách mạng" và kêu gọi trưng cầu ý dân bất tín nhiệm chính phủ đương quyền.
Tình hình miền tây Ukraine căng thẳng tới mức Đại sứ Mỹ Geoffrey R. Pyatt phải đích thân xuống tận địa bàn. Nhưng vị đại diện ngoại giao Mỹ này đã làm gì ở đó? Giải quyết đụng độ giữa các băng nhóm địa phương là vấn đề của chính quyền, trước hết là cảnh sát. Sự can thiệp trực tiếp của Đại sứ Mỹ tại Ukraine là điều quá mức cần thiết và bất thường.
Nhà phân tích Vladimir Lepekhin cho rằng việc Đại sứ Mỹ Geoffrey R. Pyatt có mặt ở miền tây Ukraine chỉ làm tăng thêm uy thế cho những tuyên bố của Right Sector. Washington dựa vào tổ chức dân tộc cực đoan này cũng như dựa vào Tổng thống Poroshenko, các quan chức địa phương bất lương và nhà tài phiệt tham lam...để lừa dối dư luận Ukraine. Mỹ vẫn cần Tổng thống Poroshenko đóng vai trò của một “chiếc bánh ảo”. Ông Lepekhin nhận định: “Ông Poroshenko là người đứng đầu nhà nước được bầu hợp pháp. Right Sector đóng vai trò cây gậy gieo rắc sợ hãi và thẳng tay ngăn chặn mọi biểu hiện ly khai. Còn giới quan chức và các nhà tài phiệt là cột thu lôi xoay chiều theo tình huống cụ thể...”. Suốt một năm trời, chiến thuật gieo rắc hoang mang, sợ hãi trước "những kẻ ly khai khát máu" và "bọn xâm lược từ Nga" đã tỏ ra phát huy tác dụng.
 Chỉ có điều, Liên minh Châu Âu không muốn leo thang xung đột ở Ukraine, còn Nga cũng không để nước này bị lôi kéo vào một cuộc đấu với chế độ Kiev. Kiev bắt đầu nhận thấy cuộc chiến do họ gây ra ở Donbass là không thể thắng. Vì vậy, thay cho tập trung vào chiến tranh, đã tới lúc Kiev phải tăng cường chính quyền ngành dọc, chuẩn bị đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Washington phải làm gì trong tình huống Tổng thống Poroshenko bắt đầu ngấm ngầm phá những nỗ lực "tiếp tục làm cách mạng" do chuyên gia Mỹ hoạch định? Cách dễ nhất để kiềm chế Tổng tổng Ukraine là xuất hiện mối đe dọa mới và lần này từ lực lượng cực hữu Right Sector cứng đầu cứng cổ. Đó là lý do xảy ra các cuộc biểu tình ở Kiev kèm những khẩu hiệu răn đe Tổng thống Poroschenko.
Right Sector chính là “đứa con tinh thần” của tình báo Mỹ và tồn tại bằng tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ, nên chắc chắn tổ chức này nằm trong vòng kiềm tỏa của Washington. Theo nhà phân tích Vladimir Lepekhin, nhóm cực hữu Right Sector chưa thể nhận mệnh lệnh lật đổ Poroshenko từ Đại sứ Mỹ, khi mà sự phá sản tài chính của Ukraine chưa xảy ra.

Kế hiểm quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các “đảo nhân tạo” ở Quần đảo Trường Sa phục vụ cho mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.

Muu do quan su hoa Bien Dong cua Trung Quoc
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Tuy  không phủ nhận việc sẽ sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự, nhưng Bắc Kinh lại nhấn mạnh “khía cạnh dân sự” như cung cấp dịch vụ công cộng: cứu nạn hàng hải, phòng chống thiên tai và quan sát khí tượng.
Các ứng dụng quân sự tiềm năng của các “đảo nhân tạo” của Trung Quốc là gì và chúng gây ra những mối đe dọa nào?

Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông

(Kiến Thức) - Những lời lẽ “đao to búa lớn” chống Nhật của Trung Quốc chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi  hành vi “ỷ mạnh hiếp yếu” của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng The Diplomat số ra ngày 29/7, nhà phân tích David Volodzko cho rằng với việc đổ lỗi cho Nhật Bản “làm đảo lộn hòa bình và ổn định khu vực”, Trung Quốc mưu toan  đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông.
Trung Quoc muu toan danh lac huong du luan khoi Bien Dong
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đòi Nhật Bản  "tránh làm đảo lộn hòa bình và ổn định khu vực”. 
Tuần trước, nhận xét về việc Hạ viện Nhật Bản thông qua Luật Hòa bình và An ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đòi Tokyo phải "rút ra bài học từ lịch sử  (...), tôn trọng những quan tâm an ninh của các nước Châu Á láng giềng  và tránh làm đảo lộn hòa bình và ổn định khu vực”.

Ukraine: Phe cực hữu tập duyệt nổi loạn chống Kiev

(Kiến Thức) - Theo tạp chí Đức Der Spiegel, cuộc đọ súng ở thị trấn Mukachevo làm dư luận liên tưởng đến việc phe cực hữu tập duyệt nổi loạn chống chính quyền Ukraine.

Về khả năng phe cực hữu tập duyệt nổi loạn chống chính quyền Ukraine, tạp chí Đức Der Spiegel viết: Mới cách đây không lâu, chính quyền Kiev đã trang bị vũ khí cho các tiểu đoàn tình nguyện-  trong đó có các tiểu đoàn của cánh hữu Right Sector, để tham gia chiến sự ở Donbass. Những người này giờ đây đang thách thức chính quyền bằng "mặt trận thứ hai" tại Mukachevo, cách biên giới Hungary 40 km.
Ukraine: Phe cuc huu tap duyet noi loan chong Kiev
Các phần tử cực hữu Ukraine không ngại giương cờ NATO, Tiểu đoàn Azov và cả cờ mang biểu tượng của chủ nghĩa phát xít.
Ngày 11/7, đụng độ nổ ra giữa chiến binh Right Sector với cảnh sát ở Mukachevo, có sử dụng súng phóng lựu và súng máy. Kết quả là ba người thiệt mạng và 13 người bị thương. Những người nổ súng giải thích họ hành động chống lại hoạt động buôn lậu mà theo họ có liên quan đến các quan chức địa phương.