Bạo động Baltimore: Triệu chứng “mệt mỏi của siêu cường Mỹ”

(Kiến Thức) - Bạo động Baltimore chính là triệu chứng "mệt mỏi của siêu cường” Mỹ, một siêu cường đang chìm trong các vấn đề hệ thống và khó bề cứu chữa.

Đó là nhận định của bình luận viên chính trị Dmitry Kosyrev làm việc cho hãng đa truyền thông MIA Rossiya Segodnya.
Ngày 12 tháng Tư, tại thành phố Baltimore cảnh sát đã đánh hết đối tượng bị bắt giữ Freddy Gray, 25 tuổi, một người Mỹ gốc Phi. Lập tức, bạo động Baltimore đã bùng nổ với những vụ tấn công và đốt phá trên nhiều đường phố như từng xảy ra tại Ferguson năm ngoái. Nhiều thành phố khác ở Mỹ cũng đã diễn ra các cuộc biểu tình “phản đối sự kiện Baltimore”.
Báo New York Times cho rằng hành động đập phá ở Baltimore giống những vụ việc xảy ra ở Mỹ hồi những năm 1960. Các vụ bạo loạn nói trên có cùng nguyên nhân và đó là sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ đối với người da đen. Báo Washington Post cho rằng cảnh sát Baltimore vốn khét tiếng thô bạo với thường dân, nên không khó hiểu vì sao bạo loạn lại nổ ra.
Theo bình luận viên Dmitry Kosyrev, Baltimore không phải là Ferguson. Trong giới chức và cảnh sát ở Baltimore có rất nhiều người Mỹ gốc Phi. Những năm gần đây, tỷ lệ tội phạm bớt đi, dân số lần đầu tiên đã ngừng suy giảm trong vòng 60 năm qua. Xung đột xảy ra là kết quả của sự bất bình đẳng kinh tế và sự hiện diện "nhiều thế hệ thanh thiếu niên bị mắc kẹt trong các ngôi trường chất lượng sa sút và các khu phố bị bỏ hoang”.
Bình luận viên Kosyrev nhận xét rằng đáng chú ý nhất là bài phát biểu của bà Hillary Clinton - ứng cử viên tổng thống hàng đầu từ đảng Dân chủ. Bà Clinton đề xuất "cải cách căn bản hệ thống hình sự", bao gồm những chương trình mới đối phó vấn đề ma túy và tâm thần, áp dụng các hình phạt nhẹ hơn cho đối tượng phạm tội nhỏ. Mỗi cảnh sát phải mang máy ghi âm và ghi hình khi làm nhiệm vụ. Mặc dù đề xuất của bà Clinton không có gì là quá bất ngờ, nhưng ít nhất đây cũng câu trả lời cho câu hỏi "Có thể làm gì?".
Phe Cộng hòa đổ lỗi cho Tổng thống Obama, ông chủ nhà Nhà Trắng gốc Phi đầu tiên,  "làm trầm trọng thêm các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ”. Trong năm 2008, ông Obama từng thắng cử tổng thống với chương trình hành động rõ ràng: không chiến tranh, đổi mới căn bản các hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ sở hạ tầng trong nước. Điều này có nghĩa là nước Mỹ cần có một xã hội mới.
Tuy nhiên, Tổng thống  Obama đã không với tới được ngành giáo dục sau khi bị vấp vào ngành chăm sóc sức khỏe. Cơ sở hạ tầng cũng có quá nhiều vấn đề và nhiều hệ thống điện, cầu đường của Mỹ đã quá cũ. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng của Mỹ đòi hỏi không dưới 1.000 tỷ USD, trong khi nợ quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama tiếp tục tăng và hiện tương đương 74,1% GDP.
Nhà bình luận chính trị Dmitry Kosyrev kết luận nước Mỹ - siêu cường duy nhất trên hành tinh - đã bộc lộ rõ "sự mệt mỏi". Điều này cũng tác động tiêu cực đến chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có chính sách đối với Nga.

Rùng mình cảnh khai quật mộ tập thể người tị nạn Thái Lan

Trong khu mộ tập thể người tị nạn Thái Lan đến từ Myanmar và Bangladesh
mà cảnh sát đang khai quật, các thi thể đã thối rữa và mục nát.

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan
Daily Mail đưa tin nhà chức trách Thái Lan phát hiện mộ tập thể của 50 người trong khu rừng ở huyện Sadao, tỉnh Songkhla, nơi giáp với Malaysia. Đây là nơi những nhóm buôn người thường dừng chân trước khi đưa các nạn nhân qua biên giới. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-2
Giới chức xác nhận rằng, đa số nạn nhân là người tị nạn thuộc dòng Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và Bangladesh. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-3
Bọn buôn người nhốt họ trong các lồng tre bẩn thỉu trong lúc chờ tiền chuộc và đưa họ sang Malaysia. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-4
Nhiều người chết vì đói hoặc bệnh tật. Khi giới chức phát hiện khu mộ, các thi thể đã phân hủy. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-5
Sathit Thamsuwan, nhân viên cứu hộ, cho biết: "Các thi thể trong 32 mộ đã thối rữa và mục nát. Chúng tôi khai quật 4 thi thể và đưa tới đến bệnh viện thuộc tỉnh Songkhla để khám nghiệm". 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-6
Tuy nhiên, một người đàn ông Bangladesh sống sót kỳ diệu. Theo tờ Phuketwan, nhóm buôn người chạy và để lại người tị nạn trong lán khi cảnh sát đột kích. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-7
Nơi trú ẩn tạm thời của những nhóm buôn người xuyên biên giới nằm ở khu vực hẻo lánh để cảnh sát không thể phát hiện. Chúng có thể giam khoảng 300 người tại đây. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-8
Hơn 200 cảnh sát và nhân viên cứu hộ đi bộ gần một giờ để tiếp cận khu trại của bon buôn người. Nhà chức trách đã phong tỏa khu vực xung quanh để khai quật mộ và thu thập chứng cứ. 

Rung minh canh khai quat mo tap the nguoi ti nan Thai Lan-Hinh-9
Để tránh bạo lực do xung đột sắc tộc ở bang Rakhine thuộc Myanmar, từ năm 2012, hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo Rohingya vượt biển để tới miền nam Thái Lan. Trong hành trình nguy hiểm ấy, nhiều người trong số họ rơi vào tay bọn buôn người. 

Tin nóng: IS thừa nhận tiến hành xả súng ở Texas

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã thừa nhận tiến hành vụ xả súng ở tại nơi tổ chức triển lãm tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed ở Garland (bang Texas, Mỹ).

Vào ngày 3/5, hai tay súng đã đột nhập và xả súng tại Trung tâm nghệ thuật Curtis Culwell, nơi tổ chức cuộc thi tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed, khiến một nhân viên an ninh bị thương.
 Vào ngày 3/5, hai tay súng đã đột nhập và xả súng tại Trung tâm nghệ thuật Curtis Culwell, nơi tổ chức cuộc thi tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed, khiến một nhân viên an ninh bị thương.