Báo cáo vũ khí hóa học bất lợi cho Assad?

Báo cáo mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ công bố ngày 16/9 về vũ khí hóa học ở Syria có thể gây thêm sức ép lên Tổng thống Bashar al-Assad.

 
Trước đó, ông Ban Ki-moon tiết lộ rằng bản báo cáo của nhóm điều tra trình lên Hội đồng Bảo an LHQ sẽ xác nhận chắc chắn vũ khí hóa học đã được sử dụng trong vụ tấn công gần Damascus hôm 21/8.
Tuy nhiên, nhóm điều tra của LHQ không được phép công bố thủ phạm tiến hành vụ tấn công. Các nhà ngoại giao cho biết chi tiết của bản báo cáo sẽ chỉ rõ hơn bên nào chịu trách nhiệm.
Trong diễn biến liên quan, một quan chức cấp cao giấu tên của Syria ngày 15/9 cho biết Damascus "hài lòng" với thỏa thuận đột phá của Nga-Mỹ về vũ khí hóa học của Syria, vốn nhằm mục đích đạt được giải pháp chính trị cho quốc gia này.
Quan chức này cáo buộc các đối tượng bác bỏ thỏa thuận trên - Thượng nghị sĩ John McCain, Lindays Graham cùng Israel, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo cơ quan tình báo Arab Saudi Bandar bin Sultan - muốn "hủy diệt" Syria.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Nabil al-Arabi đã hoan nghênh thỏa thuận của Mỹ-Nga, cho rằng đây là "bước đi tiến gần hơn tới một giải pháp chính trị" cho Syria.
Trong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle thông báo nước này đề nghị được giúp đỡ tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria bằng đóng góp "tài chính hoặc kỹ thuật".

Triều Tiên rút ra bài học gì từ khủng hoảng Syria?

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Syria sẽ ảnh hưởng như thế nào đến CHDCND Triều Tiên và Bình Nhưỡng sẽ rút bài học nào từ cuộc khủng hoảng Syria?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nhà bình luận Andrei Lankov - một giáo sư người Nga nhiều năm nay giảng dạy tại Đại học Kongming ở Seoul, bài học đầu tiên mà ban lãnh đạo Triều Tiên rút ra từ kinh nghiệm Syria là sự cần thiết phải duy trì răn đe hạt nhân. Bình Nhưỡng có đủ cơ sở để tin rằng, nếu chính quyền Assad sở hữu số lượng đầy đủ đầu đạn hạt nhân cũng như các phương tiện mang thì không thể nói về sự can thiệp của Mỹ và NATO ở Syria.

Kế hoạch phá hủy kho vũ khí hóa học Syria

Nga trao cho Mỹ kế hoạch 4 bước, phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria, trong đó Damascus sẽ phải tham gia Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã thảo luận về vũ khí hóa học Syria tại Geneva.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã thảo luận về vũ khí hóa học Syria tại Geneva.
Nhật báo Kommersant dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết Washington đã nhận được kế hoạch 4 bước này hôm 10/9, trước khi Nga công bố kế hoạch này với báo giới.

Giải pháp ngoại giao hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ?

(Kiến Thức) - Đề xuất của Moscow “đặt kho vũ khí Syria dưới sự kiểm soát quốc tế” dường như là một thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ.

Dường như đã có một thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ về vũ khí hóa học ở Syria.
Dường như đã có một thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ về vũ khí hóa học ở Syria.
Giữa lúc kịch bản về một cuộc can thiệp quân sự lên đến cao trào thì Nga bất ngờ đưa ra sáng kiến đặt kho vũ khí của chế độ Assad dưới sự kiểm soát của quốc tế, một đề xuất được Tổng thống Obama nhanh chóng chấp nhận.