Bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam làm khó các thí sinh!

(Kiến Thức) - Bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia công bố không thật sự giúp ích gì cho người học mà còn khiến thí sinh băn khoăn hơn.

* Bài viết sau đây thể hiện góc nhìn riêng của Kiến Thức
Hiện nay trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu, nền giáo dục cũng không tránh khỏi nằm ngoài xu thế tiến bộ đó của thời đại. Các cơ sở giáo dục ngày nay sẽ phải cạnh tranh nhau về thứ hạng, để người học biết rõ mà "chọn mặt gửi vàng", đem tương lai của mình mà gửi gắm vào trường đào tạo.
Thế cho nên, bảng xếp hạng 49 trường đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia độc lập công bố vừa qua đã gây xôn xao trong dư luận cả nước, khi nhiều đại học trẻ "lên ngôi" trong khi các trường khối kinh tế nổi tiếng nằm ở vị trí khá thấp.
Theo TS Lê Quang Hưng, nhà nghiên cứu tại Melbourne, Australia - chủ biên của Báo cáo xếp hạng, thì nhóm thực hiện đề án vì đánh giá và xếp hạng đang là xu hướng trên thế giới, nhưng không có bảng xếp hạng nào phù hợp với Việt Nam.
Tỉ lệ lượng hóa các tiêu chí do nhóm chuyên gia đưa ra là: 40% (nghiên cứu khoa học), 40% (giáo dục đào tạo) và 20% (cơ sở vật chất và quản trị).
Bang xep hang dai hoc o Viet Nam lam kho cac thi sinh!
 Nguồn ảnh: dangcongsan.vn
Tuy nhiên, cách xếp hạng như vậy rõ ràng không giúp ích gì cho người học khi đang đứng trước "ngã 3 đường". Người học đang băn khoăn trước các cổng trường đại học đang ra sức chào đón chiêu sinh, họ không biết "chọn một dòng hay để nước trôi", nên chọn học trường nào để đảm bảo có công ăn việc làm trong tương lai?
Trong khi cái người học quan tâm nhất mà cái bảng xếp hạng này đã không đáp ứng đến, thì như vậy nó cũng đồng thời không đáp ứng được cả yêu cầu giáo dục đào tạo đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một lẽ tất nhiên, nhà nước cần đánh giá hiệu quả của các cơ sở giáo dục này qua việc cung cấp được nguồn nhân lực sử dụng được là bao nhiêu trong việc làm mới bộ máy nhà nước với năng lực nhân sự ngày càng cao, chứ không phải đánh giá qua những cái danh tiếng hão như đào tạo được bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ như kiểu "lò ấp công nghiệp" của Học viện Khoa học xã hội (KHXH), Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam mà Bộ GD-ĐT vừa qua phải thanh tra.
Và ngay cả đến các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ tuyển dụng cũng cần nhất là nguồn nhân lực đáp ứng tốt công việc của họ trên thực tế, không cần những cái” tiêu chí trời ơi đóng góp tận đẩu đâu” không phải nơi họ tuyển dụng.
Cho nên, những tiêu chí mà nhóm chuyên gia này đưa ra thì trên thực tế đó chỉ là những tiêu chí thứ yếu. Tiêu chí quan trọng nhất của trường đại học hiện nay, là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường được làm đúng chuyên môn đào tạo. Đó mới là tiêu chí đánh giá mà cả người học, cho đến nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đều cần biết để đánh giá được năng lực của cơ sở đào tạo so với yêu cầu của thực tiễn.
Rõ ràng, công trình khoa học có vang vọng đến đâu, giáo dục và đào tạo có nhiều thạc sĩ tiến sĩ “như rừng”, cơ sở vật chất có lộng lẫy thế nào đi nữa mà sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn cứ phải "bằng cấp treo chuồng gà" làm trái ngành trái nghề, thì những tiêu chí ấy đâu có ý nghĩa gì ở Việt Nam hiện nay?
Như vậy, đánh giá xếp hạng đại học ở Việt Nam hiện nay thì cần nhất là đánh giá theo đầu ra của sinh viên tốt nghiệp trường đó mỗi năm, không phải đánh giá theo kiểu "lâu năm lên lão làng", cứ xét thành tích ảo mà xếp hạng "lão làng" như vậy.
Theo bảng xếp hạng tổng thể mà nhóm chuyên gia này công bố, ĐHQG Hà Nội đứng đầu bảng với số điểm trung bình là 85.3. Các ĐH vùng và ĐHQG khác như ĐHQG TP.HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế… đều nằm trong tốp 10.
Cụ thể, ĐH Đà Nẵng xếp thứ 4, ĐHQG TP.HCM xếp thứ 5, ĐH Cần Thơ xếp thứ 6 và ĐH Huế xếp thứ 8.
Bang xep hang dai hoc o Viet Nam lam kho cac thi sinh!-Hinh-2
 
Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng này là các trường ĐH "trẻ" như Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đều có mặt trong tốp 10. Trong đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 với mức điểm 72.0 điểm còn ĐH Duy Tân xếp ở vị trí thứ 9.
Các trường ĐH khối kinh tế có vị trí khá thấp trong bảng xếp hạng này. Cụ thể Trương ĐH Ngoại thương xếp thứ 23. Trường ĐH Thương mại xếp thứ 29. Trường ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30. Học viện Tài chính xếp thứ 40 và Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017

(Kiến Thức) - Sáng nay, Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017.

Sáng nay (12/7), Hội đồng điểm sàn sẽ họp và chính thức công bố mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp nhất) mà thí sinh cần đạt được nếu muốn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trước 10h sáng. Việc công bố điểm sàn sớm hơn so với kế hoạch trước đó là ngày 14/7. Thông qua mức điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ xây dựng mức điểm chuẩn để thực hiện công tác tuyển sinh.
Bo GD-DT cong bo diem san xet tuyen dai hoc nam 2017
Ảnh minh họa. Nguồn: Infonet. 

Hướng dẫn xét tuyển vào Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Dưới đây là hướng dẫn xét tuyển vào đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2016-2017 - đợt 1.

 
+ Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng thuộc ngành Ngôn ngữ Anh do Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp đào tạo.
+ Trường đào tạo chương trình chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Nhật.
+ Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên có cơ hội học chương trình đào tạo thứ 2 để lấy bằng ĐH chính quy một trong các ngành sau: ngành Kinh tế Quốc tế, ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lý và ngành Quốc tế học của Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN; ngành Luật học của khoa Luật-ĐHQGHN; ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐHNN.
+ Học bổng: Sinh viên Trường được nhận học bổng thuộc ngân sách Nhà nước cấp theo các chế độ quy định. Ngoài ra, hàng năm Trường có hơn 200 học bổng ngoài ngân sách gồm tiền mặt và các chương trình du học, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài do các cá nhân và tổ chức tài trợ dành cho sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Sinh viên học tại Trường được tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ học tập không lãi suất, không giới hạn số lượng sinh viên được vay.
Phương thức xét tuyển:
Thí sinh đã tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia Hà Nội, có điểm bài thi Đánh giá năng lực từ 70/140 điểm, bài thi Ngoại ngữ từ 40/80 điểm. Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành học, thí sinh đủ điểm vào trường nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký sẽ được chuyển vào ngành học khác của trường (nếu còn chỉ tiêu).
Thời gian đăng ký xét tuyển đợt 1
Từ 8 giờ 00 ngày 13/6 đến 16 giờ 30 ngày 24/6/2016.
Cổng thông tin ĐKXT trực tuyến: xettuyen.vnu.edu.vn
Các thông tin thí sinh cần chuẩn bị trước khi ĐKXT trực tuyến
Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân
Địa chỉ email của thí sinh (bắt buộc)
Số báo danh của thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL)
Kết quả điểm thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) và Ngoại ngữ (nếu có)
Năm tốt nghiệp THPT
Xếp loại hạnh kiểm năm lớp 12
Hộ khẩu thường trú trong thời gian học trung học phổ thông: Tỉnh/Thành phố, Huyện/Quận, Phường/Xã
Khu vực dự thi (KV3, KV2, KV2-NT, KV1)
Các giải thưởng hưởng ưu tiên trong tuyển sinh
Các minh chứng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Các giấy tờ khác có liên quan.
Đăng ký xét tuyển
Thí sinh sử dụng số chứng minh nhân dân/căn cước công dân đã dùng để đăng ký thi ĐGNL, số báo danh và kết quả thi ĐGNL để ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
Tài khoản đăng nhập (Username), Mật khẩu đăng nhập (Password), Phiếu thông tin ĐKXT, Hướng dẫn nộp lệ phí ĐKXT được gửi tới địa chỉ email của thí sinh đăng ký (thí sinh lưu ý bảo quản cẩn mật thông tin cá nhân, tài khoản và mật khẩu).
Thí sinh ĐKXT phải hoàn thành đầy đủ, đúng các thông tin trong mục ĐKXT trực tuyến (Phụ lục 2). Thông tin ĐKXT được chuyển tới địa chỉ email của thí sinh hoặc có thể in sau khi hoàn thành ĐKXT trực tuyến.
Phần mềm xét tuyển cho phép thí sinh ĐKXT tối đa 2 ngành học của một đơn vị đào tạo theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2);
Nộp lệ phí ĐKXT
Lệ phí: 30.000 đồng/hồ sơ (Ba mươi nghìn đồng/hồ sơ).
Sau khi thí sinh hoàn thiện ĐKXT, phần mềm cho phép in và gửi tới địa chỉ email của thí sinh thông tin hướng dẫn thí sinh nộp lệ phí ĐKXT theo 1 trong 3 hình thức:
Nộp tại chi nhánh/phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)
Chuyển khoản qua Internet banking tại BIDV
Chuyển khoản qua ATM của BIDV.
Hướng dẫn chi tiết các hình thức nộp lệ phí tại Phụ lục 3.
Lệ phí đã nộp không trả lại. Thí sinh hủy hồ sơ và ĐKXT lần 2 phải nộp lệ phí xét tuyển mới.
Thí sinh phải hoàn thành việc nộp lệ phí trong khoảng thời gian 48 giờ ngay sau khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh đăng nhập tài khoản hoặc hòm thư điện tử đăng ký để kiểm tra tình trạng nộp lệ phí.
Sửa thông tin ĐKXT
Sau khi gửi ĐKXT, thí sinh chỉ được phép sửa một số thông tin đăng ký xét tuyển (ĐKXT) quy định tại điểm e-k ở mục 3 kể trên trong khoảng thời gian 48 giờ tính từ khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh không thể sửa bất kỳ thông tin sau 16 giờ 30 ngày 22/6/2016 (đợt 1).
Hủy ĐKXT
Thí sinh chỉ được hủy ĐKXT trực tuyến một lần trước 16 giờ 30 ngày 22/6/2016.
Theo dõi kết quả ĐKXT
Thí sinh theo dõi kết quả ĐKXT hàng ngày trên website của đơn vị.
Nhập học
HĐTS gửi giấy báo đạt ngưỡng điểm vào ĐHQGHN trước ngày 25/07/2016 và triệu tập thí sinh nhập học từ ngày 5/8 đến ngày 15/8 (đợt 1).
Thí sinh phải tốt nghiệp THPT mới được công nhận trúng tuyển vào ĐHQGHN.
Các giấy tờ thí sinh cần chuẩn bị trước khi nhập học:
Giấy báo đạt điểm ngưỡng xét tuyển đầu vào đại học chính quy đợt 1 năm 2016: bản chính và 03 bản photocopy.
Giấy chứng minh nhân dân: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra.
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2016): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016).
Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra.
Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng.
Hộ khẩu thường trú: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra (đối với trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú).
Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu gửi kèm, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác.
Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có).
Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có).
Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú).
Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự).
10 ảnh 3x4 và 02 ảnh 6x9, chụp không quá 1 năm tính đến thời điểm nhập học.
Các giấy tờ/minh chứng hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển (nếu có).