Băng tan nhanh buộc gấu Bắc cực phải trộm trứng chim

(Kiến Thức) - Băng ở Bắc cực tan nhanh khiến tình trạng gấu Bắc cực lên bờ trộm trứng từ tổ chim biển ngày một tăng. 

Xem clip: Gấu Bắc cực trộm trứng chim

Các nhà sinh vật học phát hiện thời gian gấu Bắc cực kiếm ăn tại lãnh địa của chim biển tăng lên hàng năm khi chúng tìm kiếm nguồn thực phẩm thay thế trong mùa sinh sản. Họ nhận thấy rằng thời gian gấu Bắc cực bắt đầu tấn công các tổ chim hiện nay sớm hơn 1 tháng so với cách đây 10 năm, thời điểm gấu ăn trứng chim lần đầu tiên được ghi nhận.
Các nhà khoa học cho rằng 90% tổ chim tại khu vực họ quan sát bị gấu Bắc cực tấn công. Họ cảnh báo rằng băng ở Bắc cực tan nhanh khiến gấu khó săn được những con mồi truyền thống như hải cẩu, nên số vụ gấu tấn công tổ chim biển tăng lên.
Bang tan nhanh buoc gau Bac cuc phai trom trung chim
Gấu Bắc cực tấn công tổ của ngỗng đen trên quần đảo Svalbard.
Tiến sĩ Jouke Prop, nhà sinh vật học tại Khoa nghiên cứu Bắc cực thuộc trường Đại học Groningen (Hà Lan), cho biết: “Khi một kẻ săn mồi mới xuất hiện, sự cân bằng vốn có giữa động vật săn mồi và con mồi có thể bị xáo trộn. Gấu Bắc cực đang định cư trên các vùng ven biển, nơi chúng thường vắng bóng trong thời gian rất dài trước đây. Chúng chuyển sang tấn công công các tổ chim để lấy trứng làm thức ăn. Nạn nhân của chúng thường là vịt biển và mòng biển”.
Bang tan nhanh buoc gau Bac cuc phai trom trung chim-Hinh-2
Ngỗng bất lực nhìn gấu Bắc cực ăn trứng trong tổ của chúng.
Tiến sĩ Jouke và các cộng sự phát hiện mức độ gấu Bắc cực tấn công tổ chim biển tương quan với diện tích mặt băng bị thu hẹp. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp những hình ảnh chụp vệ tinh của NASA về diện tích băng bao phủ ở Greenland và Spitsbergen với quan sát lãnh địa chim biển tại đó.
Một con gấu Bắc cực có thể ăn khoảng 200 quả trứng trong một lãnh địa của chim biển, nhưng có lúc một con gấu có thể ăn tới 1.000 quả trứng.
Tiến sĩ Jouke cho biết không một con chim non nào sống sót tại Nordenskioldkysten vào năm 2014. Tại những khu vực khác như Belsund, Kongsfjorden và Hornsund trên quần đảo Svalbard và đảo Traill ở Đông Greenland, hơn 90% tổ chim bị gấu Bắc cực tấn công.

Chiêm ngưỡng cá khổng lồ, đầu… gấu

(Kiến Thức) - Phần đầu của cá khổng lồ thoạt nhìn trông như đầu một con gấu bắc cực, nhưng trên thực tế nó là một con cá mặt trời Mola Mola.

Theo góc chụp của bức ảnh này thì đầu con cá mặt trời Mola Mola có thể bị nhầm lẫn như đầu một con gấu bắc cực. Con cá này ước chừng nặng tới khoảng 1 tấn.
Theo góc chụp của bức ảnh này thì đầu con cá mặt trời Mola Mola có thể bị nhầm lẫn như đầu một con gấu bắc cực. Con cá này ước chừng nặng tới khoảng 1 tấn.  

10 loài động vật không có... não vẫn sống khỏe

(Kiến Thức) - Bộ não là yếu tố quyết định sự sinh tồn, nhưng 10 loài động vật sau không cần đến não vẫn sống sót tài tình.

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe
Sao biển không có não bộ, nhưng loài này vẫn có đầy đủ các cơ quan cảm thụ như thị giác và khứu giác. Mỗi xúc tu của sao biển có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Khi một xúc tu phát hiện được thức ăn, các xúc tu còn lại sẽ tập trung năng lượng và kéo toàn bộ cơ thể đến gần nguồn thức ăn. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-2
Hải sâm, hay còn gọi là dưa chuột biển không có chất xám, thay vào đó loài này có cơ chế bảo vệ khéo léo. Vì không có não và mắt nên hải sâm nhờ các xúc tu ở phần đầu làm nhiệm vụ xúc giác và bắt mồi. Trong trường hợp bị kích thích mạnh, chúng có thể cho toàn bộ nội tạng như ruột, gan ra ngoài qua đường hậu môn và tái sinh chỉ sau 9 ngày. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-3
Sứa. Sứa không có não, xương và tim, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-4
Bọt biển không có não, cũng như không có mắt, tai, xúc tu, không có tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh nào, nhưng trên cơ thể của loài này có một khoang trung tâm với các lỗ lớn, gọi là osculum (hệ thống ống xả) giúp chúng có thể lọc các hợp chất tốt và thải chất độc ra ngoài.    

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-5
Huệ biển. Tuy sinh vật này trông giống như một cây dương xỉ dưới nước, nhưng nó thực sự là động vật và không có não bộ. Huệ biển sống ở đáy đại dương và thu thập nguồn thực phẩm qua các cánh tay đầy lông lá của nó. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-6
Cầu gai, nhum biển hay nhím biển. Cầu gai lăn dọc đáy đại dương để tìm kiếm thức ăn. Chúng không có kế hoạch trước khi di chuyển vì thiếu bộ não. Chúng cũng không cần phải lo lắng bị các loài khác tấn công hay ăn thịt nhờ các gai nhọn bao phủ cơ thể. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-7
San hô. Trông giống như cây nhưng thực sự san hô là động vật. Loài này sinh trưởng từ phần thân dạng xương, thức ăn là các ấu trùng và động vật nhỏ trôi nổi trong nước.  

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-8
Hải quỳ. Hải quỳ trông có vẻ vô hại, đẹp như những bông hoa nhưng thực chất nó là loài ăn thịt rất đáng sợ của biển cả. Hải quỳ không có não, tim, thận, phổi hay một xương cứng cáp. Các xúc tu mềm mại của hải quỳ thường bất ngờ tiêm nọc độc khiến con mồi tê cứng và nuốt chửng.

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-9
Hải tiêu (sea squirt). Ấu trùng hải tiêu có một bộ não, tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành và bám cố định vào một vật thể nào đó, bộ não của con vật sẽ dần biến mất. Hải tiêu còn có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới. Tuy là động vật nhưng hải tiêu trông khá giống thực vật. 

10 loai dong vat khong co... nao van song khoe-Hinh-10
Loài “chiến thuyền Bồ Đào Nha” (Portuguese man-of-war), có tên khoa học là Physalia physalis. Dù bề ngoài giống con sứa, nó không phải là loài sứa mà là loài siphonophore, một quần thể nhiều cá thể nhỏ gọi là các zooid.