Bán vũ khí cho Iran, Syria, nước Anh “há miệng mắc quai”

(Kiến Thức) - Mặc dù lên án việc Nga bán tên lửa S-300 cho Syria nhưng chính quyền Anh lại cấp giấy phép cho các công ty xuất khẩu vũ khí tới Iran, Syria.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng yêu cầu London công khai minh bạch các vụ buôn bán vũ khí. Nguyên nhân việc này là báo cáo của một uỷ ban chuyên trách của Nghị viện Anh được công bố trước đó.
Theo báo cáo này, chính phủ Anh đã cấp phép cho các doanh nghiệp quốc phòng nội địa hơn 3.000 giấy phép xuất khẩu hàng hoá quân sự và lưỡng dụng. Các nghị sĩ quan tâm đến việc vì sao trong danh sách 27 nước nhập khẩu lại có những nước mà Bộ Ngoại giao Anh kết tội vi phạm nghiêm trọng quyền con người, trong số đó gồm Syria và Iran.
Theo dữ liệu của báo cáo của quốc hội, tổng cộng Anh đã bán số hượng vũ khí trị giá hơn 18 tỷ USD. Những nước mua chủ yếu là Israel, A Rập Saudi và Trung Quốc. Đối với Nga cũng có trong danh sách đen của Bộ Ngoại giao Anh, nhưng London đã cấp 271 giấy phép. Chỉ có Triều Tiên và Nam Sudan là không có hợp đồng. Trong khi đó chính quyền Anh không ít lần tuyên bố, không cho phép bán vũ khí đến các nước có thể sử dụng nó để đàn áp công dân hoặc kéo dài các xung đột khu vực hoặc nội bộ.
Chính phủ Anh lên án Nga bán vũ khí cho Syria, tuy nhiên giờ đây họ lại cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí tới Iran, Syria. Rõ là "há miệng mắc quai".
Chính phủ Anh lên án Nga bán vũ khí cho Syria, tuy nhiên giờ đây họ lại cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí tới Iran, Syria. Rõ là "há miệng mắc quai".

Chủ tịch Hội đồng về Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Fedor Lukiyanov nói: “Điều này tất nhiên là sự giả dối, trong khi đó cũng là chuẩn mực: thực tế này là đúng tuyệt đối đối với tất cả các nước. Hơn nữa ở phương Tây, nơi các nhà sản xuất vũ khí chủ yếu là các công ty tư nhân, sự kiểm soát của nhà nước đối với các công ty này không chặt chẽ như ở Nga”.
Giám đốc Trung tâm Phân tích Buôn bán Vũ khí thế giới Igor Korotchenko nhận xét, Moscow, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng nắm độc quyền bán vũ khí bởi vì những nước này có cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước chuyên trách, ở nước Nga là Tập đoàn Rosoboroneksport. Còn ở các nước phương Tây, các hãng sản xuất vũ khí hoạt động như những chủ thể hoạt động kinh tế độc lập.
Theo Lukiyanov, nhiều nước phương Tây có các tiêu chuẩn rất mềm dẻo cho phép doanh nghiệp tư nhân vận động hành lang cho các lợi ích của mình và xin chính phủ cấp giấy phép. Và đôi khi các hãng thực ra tìm cách lách các tuyên bố chính trị của chính quyền nước mình, đặt chính quyền vào tình thế không phải là tốt đẹp gì.
Ví dụ, năm 1990 con trai của nguyên Tổng thống Pháp Fransua Mitteran bị cáo buộc liên quan tới vụ việc bán vũ khí phi pháp cho Angola và các thanh toán bằng “kim cương nhuốm máu” được khai thác ở các vùng có chiến sự. Còn năm 2001, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải lên tiếng giải thích về vụ xuất khẩu xe tăng Leopard 2 và các thiết bị quân sự cho A Rập Saudi.
Trong trường hợp của Anh, các nghị sĩ lo lắng là ngoài mâu thuẫn đã phát hiện giữa xuất khẩu vũ khí của nhà nước và chính sách được tuyên bố trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, có thể London đã vi phạm luật pháp quốc tế. Đó là việc cấp 62 giấy phép bán thiết bị mật mã hoá cho Iran và 3 cho việc bán hệ thống định vị thủy âm và chi tiết của xe ôtô bọc thép cho Syria.
Hành động này ngược lại với các phát biểu hăng hái của London chống lại việc Nga bán cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Asad các tổ hợp tên lửa phòng không S-300. Ngoài ra, việc này còn mâu thuẫn với các biện pháp trừng phạt đang có hiệu lực của Liên minh châu Âu đối với Tehran từ năm 2010 và Dammascus từ năm 2012 đối với việc bán thiết bị quân sự lưỡng dụng.
"Các nước bị cấm vận khi mua những vũ khí và công nghệ họ cần, sẵn sàng chi trả cao hơn gấp hàng chục lần".
"Các nước bị cấm vận khi mua những vũ khí và công nghệ họ cần, sẵn sàng chi trả cao hơn gấp hàng chục lần".

“Các nước bị cấm vận khi mua những vũ khí và công nghệ họ cần, sẵn sàng chi trả cao hơn gấp hàng chục lần. Vì vậy mà có rất nhiều công ty và nhà trung gian, các nhà môi giới vũ khí quốc tế, những kẻ muốn kiếm chác trong việc này”, Korotchenko nói.
Còn lỗi của chính phủ Anh đã không phát hiện ra các thủ đoạn này. Bởi vì chính phủ Anh chính thức chống chính quyền Dammascus, ủng hộ những người nổi dậy Syria, những người mà thậm chí mới đây Anh còn hứa sẽ chuyển cho một lô mặt nạ phòng độc. Và cả đối với Iran thì London bán thiết bị lưỡng dụng cũng không vì điều gì.
“Anh là đối tác tin cậy của Washington và khó có thể hành động trái với lợi ích của Mỹ”, ông này cho biết.
Hiện chính quyền London vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho các nghĩ sĩ của mình. Còn thư ký báo chí của Thủ tướng David Cameron chỉ tuyên bố, là chế độ kiểm soát xuất khẩu vũ khí ở Anh là một trong những nước có chế độ chặt chẽ nhất.

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?

Mới đây, chính quyền Nga tuyên bố sẽ chuyển giao cho Quân đội Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng đã được ký kết từ trước đó. Động thái này được đưa ra sau khi Không quân Israel thực hiện hai cuộc không kích các mục tiêu quân sự ở ngoại ô Damascus vào ngày 3-5/5.

Ngắm vũ khí “độc nhất thế giới” của quân nổi dậy Syria

Trong điều kiện bị thiếu thốn vũ khí lại phải đối mặt với quân chính phủ trang bị tốt hơn hẳn, các binh lính nổi dậy đã tự chế ra nhiều loại vũ khí độc đáo để chống lại quân chính phủ. Trong ảnh là binh lính nổi dậy cải tiến súng săn thành súng phóng lựu đạn trong cuộc giao tranh ở khu vực Damascus, tháng 1/2013.
Trong điều kiện bị thiếu thốn vũ khí lại phải đối mặt với quân chính phủ trang bị tốt hơn hẳn, các binh lính nổi dậy đã tự chế ra nhiều loại vũ khí độc đáo để chống lại quân chính phủ. Trong ảnh là binh lính nổi dậy cải tiến súng săn thành súng phóng lựu đạn trong cuộc giao tranh ở khu vực Damascus, tháng 1/2013.

Máy bắn đá – vũ khí công thành thời trung cổ trở lại thời kỳ hiện đại dưới bàn tay binh lính nổi dậy Syria. Giờ đây, máy bắn đá thay từ khung gỗ chuyển sang khung sắt, viên đạn chuyển từ đá thành lựu đạn. Trong ảnh là binh lính nổi dậy sử dụng “máy bắn đá” hiện đại pháo kích quân chính phủ ở ngoại vi Damascus.
Máy bắn đá – vũ khí công thành thời trung cổ trở lại thời kỳ hiện đại dưới bàn tay binh lính nổi dậy Syria. Giờ đây, máy bắn đá thay từ khung gỗ chuyển sang khung sắt, viên đạn chuyển từ đá thành lựu đạn. Trong ảnh là binh lính nổi dậy sử dụng “máy bắn đá” hiện đại pháo kích quân chính phủ ở ngoại vi Damascus.

Thiếu thốn đạn dược, quân nổi dậy phải tự chế thêm đạn rocket.
Thiếu thốn đạn dược, quân nổi dậy phải tự chế thêm đạn rocket.

Việc nhồi thuốc nổ được tiến hành một cách thủ công, không có bảo hộ. Và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, những người lính nổi dậy có thể trả giá bằng sinh mạng. Trong ảnh là binh lính nổi dậy nhồi thuốc nổ đạn rocket ở Idlib tháng 12/2012.
Việc nhồi thuốc nổ được tiến hành một cách thủ công, không có bảo hộ. Và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, những người lính nổi dậy có thể trả giá bằng sinh mạng. Trong ảnh là binh lính nổi dậy nhồi thuốc nổ đạn rocket ở Idlib tháng 12/2012.

Trong ảnh là quân nổi dậy đang chuẩn bị quả đạn rocket trên bệ giá phóng tự chế cho cuộc pháo kích sân bay quân sự ở phía Bắc thành phố Aleppo, ngày 23/12/2012. Phương án phóng rocket này khá giống với hỏa tiễn DKB mà bộ đội Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong ảnh là quân nổi dậy đang chuẩn bị quả đạn rocket trên bệ giá phóng tự chế cho cuộc pháo kích sân bay quân sự ở phía Bắc thành phố Aleppo, ngày 23/12/2012. Phương án phóng rocket này khá giống với hỏa tiễn DKB mà bộ đội Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Lực lượng nổi dậy Syria cũng tự chế xe bọc thép mang tên Sham 2 để đối chọi với quân chính phủ.
Lực lượng nổi dậy Syria cũng tự chế xe bọc thép mang tên Sham 2 để đối chọi với quân chính phủ.

Quân nổi dậy đang dùng “ná cao su” khổng lồ bắn lựu đạn hoặc liều nổ tự chế oanh tạc quân chính phủ ở thành phố Aleppo. Cũng như máy bắn đá, ná cao su được “hiện đại hóa” với khung sắt.
Quân nổi dậy đang dùng “ná cao su” khổng lồ bắn lựu đạn hoặc liều nổ tự chế oanh tạc quân chính phủ ở thành phố Aleppo. Cũng như máy bắn đá, ná cao su được “hiện đại hóa” với khung sắt.

“Xe pháo phản lực” nội địa của quân nổi dậy Syria là sự kết hợp giữa bệ phóng rocket trên tiêm kích phản lực với xe bán tải dân sự.
“Xe pháo phản lực” nội địa của quân nổi dậy Syria là sự kết hợp giữa bệ phóng rocket trên tiêm kích phản lực với xe bán tải dân sự.

Các binh sĩ nổi dậy Syria có lẽ đã học hỏi từ quân nổi dậy Lybia, từng tự chế nhiều loại vũ khí để chống lại quân chính phủ trung thành với cựu Tổng thống Gaddafi. Một thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đang chế tạo tấm giáp bảo vệ xạ thủ trên khẩu pháo, thành phố Mistara tháng 10/2011.
Các binh sĩ nổi dậy Syria có lẽ đã học hỏi từ quân nổi dậy Lybia, từng tự chế nhiều loại vũ khí để chống lại quân chính phủ trung thành với cựu Tổng thống Gaddafi. Một thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đang chế tạo tấm giáp bảo vệ xạ thủ trên khẩu pháo, thành phố Mistara tháng 10/2011.

Các thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đặt khẩu pháo lên bệ giá súng bọc tấm thép che chắn đạn, loại vũ khí này có thể đặt trên xe rơ moóc, đặt cố định trên mặt đất hoặc xe bán tải.
Các thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đặt khẩu pháo lên bệ giá súng bọc tấm thép che chắn đạn, loại vũ khí này có thể đặt trên xe rơ moóc, đặt cố định trên mặt đất hoặc xe bán tải.

Một người thợ đang hàn gắn khẩu súng lên bệ giá súng.
Một người thợ đang hàn gắn khẩu súng lên bệ giá súng.

Những xưởng vũ khí này cũng có một số máy móc “hiện đại” để sửa chữa vũ khí. Trong ảnh là binh lính nổi dậy ở Misrata sửa chữa quả đạn chống tăng RPG-7.
Những xưởng vũ khí này cũng có một số máy móc “hiện đại” để sửa chữa vũ khí. Trong ảnh là binh lính nổi dậy ở Misrata sửa chữa quả đạn chống tăng RPG-7. 

Ngoài việc tự chế, quân nổi dậy Libya cũng sửa chữa lại một số vũ khí thu được từ quân chính phủ.
Ngoài việc tự chế, quân nổi dậy Libya cũng sửa chữa lại một số vũ khí thu được từ quân chính phủ.

Thiết kế lắp cụm ống phóng rocket của máy bay lên xe bán tải xuất phát từ chính quân nổi dậy Libya, rồi sau này nó được “truyền sang” quân nổi dậy Syria.
Thiết kế lắp cụm ống phóng rocket của máy bay lên xe bán tải xuất phát từ chính quân nổi dậy Libya, rồi sau này nó được “truyền sang” quân nổi dậy Syria.
Súng máy phòng không 12,7mm tự chế đặt trên xe rơ moóc của binh lính nổi dậy Libya.
Súng máy phòng không 12,7mm tự chế đặt trên xe rơ moóc của binh lính nổi dậy Libya.