Bàn giao 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm cho Kiểm lâm

Ngày 10/10, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCC rừng Đà Nẵng cho biết, đã bàn giao 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm cho Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng theo dõi sức khỏe.

Ba cá thể động vật hoang dã là diều hoa Miến Điện (con diều hâu, tên khoa học Spilornis cheela) cân nặng 1,5kg; Tê tê Java (tên khoa học Manis javanica) cân nặng 1,2kg; chim Cao cát bụng trắng (tên khoa học Anthracoceros albirostris) cân nặng 0,5kg.

Ban giao 3 ca the dong vat hoang da quy hiem cho Kiem lam
Tê tê Java được phát hiện trong vườn nhà dân 
Trước đó, ông Ngô Văn Lựu (trú Hòa Khương, huyện Hòa Vang) phát hiện cá thể tê tê hoang dã đi lạc trong vườn nhà. Khi biết đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo tồn, ông Lựu đã liên hệ cơ quan chức năng để bàn giao.
Ban giao 3 ca the dong vat hoang da quy hiem cho Kiem lam-Hinh-2
 Cá thể diều hoa Miến Điện
Còn cá thể diều hoa Miến Điện do bà Nguyễn Thị Mộng Lưởng (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.

Cá thể chim Cao cát bụng trắng có nguồn gốc là chim hoang dã đã tự xuất hiện trong vườn nhà ông Ngô Tất Hùng (trú phường Khê Trung, quận Cẩm Lệ). Ông Hùng đã bắt giữ và giao nộp cho cơ quan chức năng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài:

Vụ sinh viên Bách khoa ăn cơm canh thừa: Nhiều mối nguy tiềm ẩn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị ăn cơm, canh thừa, thậm chí có cả dị vật.... có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Sau vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa ăn cơm, canh thừa gây xôn xao, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận, việc đơn vị cung cấp suất ăn dồn canh thừa, cho vào các suất ăn của sinh viên đến sau là không thể chấp nhận. Nhà trường đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn. Đại học Bách khoa Hà Nội nhận trách nhiệm và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo ngại, suất ăn không đảm bảo vệ sinh như thế sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của sinh viên?

Theo BS Vi Thị Tươi, Viện Nghiên cứu và tư vấn Dinh dưỡng, thức ăn thừa, nếu để lâu mà không bảo quản kỹ lưỡng, rất dễ trở thành ổ vi khuẩn, virus và đủ thứ tác nhân gây bệnh. Việc ăn phải thức ăn thừa nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có thể kể đến là nguy hại do virus từ nước bọt gây ra vì trong nước bọt có thể chứa virus cảm cúm, virus viêm gan A... Nếu thức ăn thừa bị dính nước bọt của người bệnh, người ăn sau có thể bị lây. Hậu quả có thể nhẹ như cảm cúm thông thường, nhưng cũng có thể nặng như viêm gan. Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau mỏi người, mệt mỏi, buồn nôn, và đôi khi còn có biến chứng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra ăn thức ăn thừa, chứa “dị vật” sẽ đối mặt với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli. Đây đều là các vi khuẩn có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh và rất “khoái” đồ ăn để ở nhiệt độ phòng. Khi con người ăn phải thức ăn đã nhiễm khuẩn này, có thể đối mặt với tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng sốt, nặng hơn có thể bị mất nước, suy thận, thậm chí tử vong.

Một nguy cơ khác, dù ít gặp hơn vi khuẩn chính là ký sinh trùng, thường thấy ở rau sống và thịt chưa chín kỹ, có thể gây tiêu chảy kéo dài, đau bụng, sụt cân và rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thức ăn thừa không bảo quản đúng cách cũng rất dễ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Trong đó có một số loại nấm mốc sinh ra độc tố rất hại cho gan, thận, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

Chưa kể, khi thức ăn bị hỏng, vi sinh vật gây hại phân hủy thức ăn tạo ra các chất độc hại. Ăn phải đồ ăn bị hỏng có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Cũng theo BS Vi Thị Tươi, với những thực phẩm có dị vật như phân chuột, phân gián, hay ruồi, trứng ruồi… trong cơm, canh, thực phẩm sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Đơn cử như trong phân chuột chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như hantavirus, bệnh xoắn khuẩn, hay các vi khuẩn salmonella, E.coli, viêm màng não - não… Bạn có thể bị lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với phân chuột, hít phải bụi có phân chuột khô, hoặc ăn thức ăn bị nhiễm phân chuột. Phân gián cũng mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài phân gián, thì xác gián, thậm chí cả chân, râu gián cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Cũng theo vị bác sĩ này, ngay cả khi thực phẩm có ruồi đậu vào cũng có thể mang theo vô số vi khuẩn lây lan bệnh tật. Khi đậu lên thức ăn ruồi có thể thải phân, nước bọt chứa vi khuẩn, làm ô nhiễm thức ăn. Chưa kể, nếu ăn phải ấu trùng ruồi, chúng có thể nở ra trong ruột, gây ra bệnh giòi ruồi, làm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Vu sinh vien Bach khoa an com canh thua: Nhieu moi nguy tiem an
 Hình ảnh bữa ăn trong quá trình học giáo dục quốc phòng và an ninh do sinh viên ghi lại. Ảnh: VTV24.

Thanh Hóa: Trộm tiền của mẹ, con gái bị khởi tố

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Thế khai nhận do thiếu tiền tiêu xài cá nhân nên đã nảy sinh ý định, thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của mẹ.

Ngày 10/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn tiếp nhận trình báo của bà N.T.T (SN 1966, cư trú tại thôn Đồng Minh, xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn) về vụ việc: Khoảng 09h00 ngày 2/10, bà phát hiện bị trộm cắp mất số tiền 31.500.000 đồng cất trong quần áo tại phòng ngủ của gia đình (do không khóa cửa tủ).
Thanh Hoa: Trom tien cua me, con gai bi khoi to
 Đối tượng Nguyễn Thị Thế tại cơ quan Công an.