Bác sĩ “mừng rơn” vì 1 tuần không có ca TNGT nào do “tiên tửu“

Từ ngày 1/1/2020, mức xử phạt hành chính cao lên tới 40 triệu đồng đối với ô tô, 7 triệu đồng với xe máy đã khiến nhiều "tiên tửu" lo sợ và thực tế ghi nhận bệnh nhân cấp cứu vì tai nạn giao thông do bia rượu cũng giảm.

Bac si “mung ron” vi 1 tuan khong co ca TNGT nao do “tien tuu“
Bác sĩ Hùng chăm sóc bệnh nhân bị TNGT 
Sáng 8/1, bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ từ ngày 1/1/2020, áp dụng Nghị định 100 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lượng bệnh nhân nhập viện do rượu bia đã giảm hẳn. Nếu bình thường 1 ngày cấp cứu khoảng 100-120 bệnh nhân, trong đó khoảng 30% có liên quan tai nạn giao thông thì gần đây con số chỉ còn một nửa và liên quan đến rượu bia chỉ chiếm 10%.
Điều đặc biệt, trong 1 tuần qua, viện không tiếp nhận bất kỳ bệnh nhân tai nạn giao thông nào do rượu bia gây. Đây là điều vô cùng đặc biệt bởi theo BS Hùng, trước đây bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đa chất thương do TNGT có uống rượu bia gây ra, đặc biệt là đối tượng thanh niên, tham gia giao thông trong đêm muộn, trong dịp cận Tết nhưng “lạ” là cả tuần không có ca nào như thế.
Bác sĩ Hùng chia sẻ đây là tín hiệu thực sự đáng mừng. Các bác sĩ thường rất oải khi cấp cứu những ca tai nạn giao thông lại còn kèm theo uống bia rượu.
Những ca này thường khó cấp cứu vì máu có nồng độ cồn cao hơn nữa, bệnh nhân say còn kèm theo vài người say đi cùng nữa.
Bác sĩ Lê Văn Dẫn, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng chia sẻ: từ 1/1/2020, Nghị định 100 đi vào thực tế thì bác sĩ Dẫn cũng thấy rằng số bệnh nhân nhập viện giảm đáng kể.
Bác sĩ Dẫn kể trước đây, lượng bệnh nhân vào nhập viện do tai nạn liên quan tới sử dụng rượu bia là nhiều rồi các bệnh lý do rượu như ngộ độc rượu, bệnh viêm phổi do rượu, những bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời cũng có dấu hiệu giảm,
Tại khoa hồi sức tích cực, ghi nhận từ các tua/ca trực trong những ngày qua, lượng bệnh nhân có liên quan đến bia rượu giảm đáng kể. Đáng lưu ý, trong tuần qua, khoa không tiếp nhận trường hợp nào ngộ độc rượu.
Bác sĩ Dẫn chia sẻ bệnh nhân nhập viện vắng hơn mang ý nghĩa cho xã hội rất lớn, giảm áp lực cho bác sĩ trong các tua trực.

Vượt nồng độ cồn quy định, tài xế nói CSGT nên thông cảm vì còn tỉnh táo

Vi phạm nồng độ cồn 0,635mg/ lít khí thở, anh C.T.Đ cho rằng CSGT nên thông cảm cho những người có nồng độ cồn vượt mức nhưng còn tỉnh táo.

Khuya 23/3, Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08 - Công an TP.HCM) đã tổ chức lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại cầu vượt Hàng Xanh (quận Bình Thạnh).

Hoa quả lên men, rượu nếp, thuốc... đo được nồng độ cồn: Cách nào “phản pháo” CSGT?

(Kiến Thức) - “Sử dụng các loại hoa quả hay thuốc uống có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên nồng độ là khá thấp. Trường hợp kiểm tra, người điều khiển phương tiện có quyền giải thích về lý do có nồng độ cồn”, LS Đăng Văn Cường nói.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực khi điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.
Trong khi đó, việc có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở không chỉ có uống rượu bia mà khi ăn hoa quả chín quá mức, uống nước trái cây lên men, sử dụng thuốc uống, nước súc miệng, hay ăn thức ăn hấp bia, rượu, siro, thậm chí giấm ăn cũng có, dù ở mức thấp. Điều này khiến người dân lo lắng bị xử phạt oan.