Bắc Kinh ngột ngạt trong ngày thứ 3 liên tiếp nhiệt độ vượt quá 40 độ

Trong ngày 24/6, Bắc Kinh tiếp tục ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ C, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp thủ đô Trung Quốc đạt kỷ lục trước đợt sóng nhiệt khắc nghiệt tháng 6.

Bac Kinh ngot ngat trong ngay thu 3 lien tiep nhiet do vuot qua 40 do
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 13h51 (giờ địa phương), nhiệt độ được đo bởi trạm quan trắc của Bắc Kinh ở vùng ngoại ô phía Nam đã tăng vọt lên trên 40 độ C.
Tính đến ngày 24/6, thành phố gần 22 triệu dân đã có 3 ngày liên tiếp đạt nhiệt độ trên 40 độ C – một hiện tượng chưa từng ghi nhận kể từ khi thành lập trạm quan trắc phía Nam vào năm 1951.
Ngoài Bắc Kinh, một số khu vực lân cận như Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Nội Mông và Thiên Tân đã nâng lên hoặc giữ cảnh báo thời tiết nắng nóng ở mức "đỏ", mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo bốn cấp của Trung Quốc. Cảnh báo đỏ biểu thị nhiệt độ có thể vượt quá 40 độ C trong vòng 24 giờ.
“Đợt nắng nóng năm ngoái đã cho thấy một số rủi ro đối với nguồn cung lương thực của Trung Quốc và tác động tiềm ẩn đối với giá cả. Một đợt hạn hán khác sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trong khi vật nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao”, công ty tư vấn kinh tế Capital Economics viết trong một ghi chú ngày 23/6.
Cũng trong ngày 24/6, truyền thông nhà nước đưa tin nhiệt độ mặt đất vượt quá 70 độ C ở một số vùng của Sơn Đông - tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc sau Quảng Đông và là vùng chính trồng cây lương thực.
Các đợt nắng nóng do các khối không khí ấm kết hợp với áp suất cao trong khí quyển gây ra. Theo các nhà khí tượng học Trung Quốc, hiệu ứng này được khuếch đại bởi lớp mây mỏng và thời gian ban ngày dài hơn vào ngày hạ chí.
Theo nhật báo Beijing Daily, ở Bắc Kinh từ năm 1990 đến năm 2020, số ngày trung bình có nhiệt độ từ 35 độ C trở lên là 10,6 ngày. Trong ngày 22/6 vừa qua, nhiệt độ cao nhất của thành phố với gần 22 triệu dân này đã vượt 41 độ C và phá vỡ kỷ lục ngày nóng nhất trong tháng 6. Nhiệt độ cao kỷ lục trước đó được ghi nhận vào ngày 10/6/1961, khi nhiệt độ tăng lên 40,6 độ C. Mức nhiệt cao nhất trong ngày 22/6 là mức nhiệt cao thứ hai trong lịch sử thành phố Bắc Kinh, thấp hơn mức nhiệt 41,9 độ C vào ngày 24/7/1999.

Thảm kịch Titanic với vụ nổ tàu Titan có gì giống nhau?

Theo đạo diễn phim Titanic James Cameron, có một số điểm tương đồng giữa vụ nổ tàu Titan với thảm kịch của con tàu nổi tiếng trước đây. Từ năm 1997, ông đã 33 lần lặn xuống thám hiểm tàu Titanic.

“Tôi thấy những điểm giống với thảm kịch Titanic, khi thuyền trưởng liên tục được cảnh báo về băng phía trước con tàu nhưng lại lao hết tốc lực vào “một cánh đồng băng” trong một đêm không trăng và hậu quả là nhiều người thiệt mạng”, ông Cameron nói với ABC News ngày 22/6.
"Thảm kịch tương tự lại xảy ra vì không chú ý đến cảnh báo tại cùng một địa điểm khi các chuyến lặn vẫn diễn ra trên khắp thế giới. Tôi nghĩ điều đó thật đáng kinh ngạc, thực sự khá kỳ quái", đạo diễn phim Titanic nói thêm.

Những quốc gia chịu nắng nóng khủng khiếp ở châu Á

Kể từ đầu tháng tư tới nay, một loạt các kỷ lục về nhiệt độ cao đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia châu Á.

Đợt nắng nóng từ đầu tháng tư tới nay được CNN mô tả là "nghiêm trọng nhất lịch sử châu Á". Một vài quốc gia chịu tác động mạnh của đợt nắng nóng này bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Lào.
Các chuyên gia của CNN cho rằng, nền nhiệt trung bình ở nhiều quốc gia châu Á liên tục lập kỷ lục cao mới, trong khi đợt nắng nóng của năm 2023 mới chỉ bắt đầu. Chắc chắn trong mùa hè này, nắng nóng ở châu Á sẽ không hề thuyên giảm mà thậm chí còn gia tăng thêm.

Nắng nóng khiến hàng chục thành phố Trung Quốc báo động khẩn

Hàng chục thành phố của Trung Quốc hứng chịu nắng nóng thiêu đốt khi nhiệt độ cực điểm làm tan chảy mái nhà và biến dạng các con đường, trong khi người dân cố tìm kiếm sự mát mẻ ở những hầm ngầm dưới đất.

Tính đến 11 giờ sáng nay, ngày 7/12 (giờ địa phương), 68 thành phố của Trung Quốc, bao gồm cả Thượng Hải và Nam Kinh, đã phát đi cảnh báo màu đỏ, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo nắng nóng 3 thang, tiên lượng nhiệt độ sẽ vượt mốc 40 độ C trong 24 giờ tới.

Nang nong khien hang chuc thanh pho Trung Quoc bao dong khan

Dự Viên, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thượng Hải, Trung Quốc đã cho lắp đặt những máy phun sương mát lạnh để giải nhiệt cho du khách. Ảnh: Caixin

Thượng Hải, nơi vẫn đang chống chọi với các đợt bùng phát Covid-19 lẻ tẻ, đã khuyến cáo 25 triệu cư dân thành phố chuẩn bị cho thời tiết bất lợi trong tuần này. Kể từ khi kỷ lục được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1873, Thượng Hải mới chỉ trải qua 15 ngày với nhiệt độ trên 40 độ C.

Một bức ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một nhân viên xét nghiệm Covid-19 trong bộ đồ bảo hộ kín mít toàn thân đang ôm một khối đá cao 1 mét bên đường. Tại một công viên động vật hoang dã rộng lớn ở Thượng Hải, các nhân viên đang phải sử dụng tới 8 tấn đá mỗi ngày chỉ để giữ cho các động vật đang được nuôi dưỡng ở đây mát mẻ.

"Năm nay, nắng nóng đến sớm hơn trước một chút. Mặc dù mới là tháng 7, nhưng tôi cảm thấy nắng nóng đã đạt đến đỉnh điểmo. Về cơ bản, bạn cần bật điều hòa khi về nhà và thoa kem chống nắng khi ra ngoài", Zhu Daren, một cư dân Thượng Hải bày tỏ khi cậu con trai 5 tuổi của cô chơi ở đài phun nước.

Theo Reuters, Trung Quốc đang phải đối mặt với một mùa hè trái ngược trong năm nay, với các đợt nắng nóng và mưa lớn thay nhau tàn phá khắp đất nước. Trích dẫn nguyên nhân là sự biến đổi khí hậu, nhà chức trách đã cảnh báo về các thảm họa thời tiết tiềm ẩn từ giữa tháng 7, vốn theo thông lệ là thời điểm nóng nhất và ẩm ướt nhất trong năm.

Truyền hình quốc gia Trung Quốc đưa tin, tại một thị trấn ở phía nam tỉnh Giang Tây, một đoạn đường bị phồng rộp lên ít nhất 15cm do nắng nóng. Nam Kinh, một trong 3 "lò lửa" khét tiếng ở đại lục vì mùa hè khắc nghiệt, đã mở cửa các hầm trú ẩn không kích dưới lòng đất cho người dân kể từ hôm 10/7 để người dân đến tránh nóng. Các boong-ke thời chiến này được trang bị wifi, sách báo, máy lọc nước và thậm chí cả lò vi sóng để phục vụ những vị khách tới trốn tránh nắng nóng.

Ở Trùng Khánh, "lò lửa" thứ hai, mái của một trong những viện bảo tàng của thành phố đã tan chảy theo đúng nghĩa đen. Các viên ngói lợp mái nhà theo kiểu truyền thống của đại lục đã bị bung ra khi nắng nóng làm tan chảy lớp nhựa hắc ín bên dưới. Ngoài việc nâng cảnh báo lên mức đỏ hôm 11/7, thành phố còn cho triển khai các xe tải phun nước để làm mát các con đường.

Trong tuần này, nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ cực tím cao cũng được dự báo sẽ tấn công thành phố Vũ Hán, "lò lửa" thứ 3 ở miền trung Trung Quốc.