Bắc Kạn: Dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền rồi chiếm đoạt
Biết ông C và ông Đặng Văn Liều là anh em họ, gia đình ông C cũng khá giả, San đăng nhập tài khoản Facebook “Đặng Liều” để nhắn tin vay tiền rồi chiếm đoạt.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn vừa làm rõ đối tượng Lý Tà San (SN 1997, trú tại xóm Nà Bản, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 20 triệu đồng qua tin nhắn Facebook. Từ tin báo của ông Đ.P.C, SN 1987, trú tại xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về việc: ngày 19/3, thông qua Messenger ông C. nhận được tin nhắn từ Facebook “Đặng Liều”, “Văn Liều” hỏi vay 20 triệu đồng.
Đối tượng Lý Tà San tại cơ quan Công an.
Nghĩ là anh em họ nhắn tin, ông C không do dự và chuyển tiền đến tài khoản được yêu cầu. Sau khi chuyển tiền, ông C gọi điện cho cho ông Đặng Văn Liều, SN 1991, trú tại thôn Phia Phạ, xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (chủ tài khoản Facebook “Đặng Liều”, “Văn Liều”) mới biết không phải ông này nhắn tin và cho rằng tài khoản Facebook của mình đã bị người khác chiếm quyền sử dụng.
Nhận định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao đã chủ trì phối hợp với Công an xã Phúc Lộc làm rõ Lý Tà San, là người sử dụng Facebook “Đặng Liều”, “Văn Liều” để nhắn tin vay tiền ông C. Số tiền 20 triệu đồng không được chuyển đến tài khoản của Lý Tà San mà được luân chuyển qua 4 tài khoản ngân hàng khác mới đến tay San.
Ngày 1/4, Lý Tà San và những người có liên quan đã được mời đến Cơ quan Công an để làm việc. Lý Tà San đã thừa nhận vì biết ông C và ông Đặng Văn Liều là anh em họ và gia đình ông C cũng khá giả, San đăng nhập tài khoản Facebook “Đặng Liều”, “Văn Liều” trên điện thoại của mình để nhắn tin vay rồi chiếm đoạt tiền.
Hiện vụ việc đã được bàn giao đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kan để tiếp tục điều tra làm rõ.
>>> Xem thêm video: Tiến sĩ 'dỏm' bẫy tình trên mạng, lừa đảo chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng
Bệnh viện Nhi T.Ư cảnh báo hình thức lừa đảo mới xuất hiện
Chiều 4/10, Bệnh viện Nhi trung ương đưa ra cảnh báo tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về hình thức lừa đảo mới xuất hiện tại bệnh viện.
Cụ thể, hiện nay, việc quét mã QR để thanh toán đang trở nên rất phổ biến. Thay vì nhập tên ngân hàng, số tài khoản, người dùng chỉ cần quét mã QR là thông tin tự động được điền, giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện.
Lừa hơn 100 triệu rồi... nhắn tin xin lỗi nạn nhân
Sau khi bị lừa hơn 100 triệu đồng, nạn nhân nhận được tin nhắn xin lỗi từ thủ phạm cho rằng do 'bất đắc dĩ'.
Ngày 22-9, anh Trần Trọng N (39 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an Quận 8, TP.HCM về vụ việc mình bị lừa đảo qua mạng với hình thức chuyển khoản mua giường tầng với số lượng lớn.
Anh N cho biết đã bị lừa mất hơn 107 triệu đồng. Ảnh: PH
Giang hồ Đức “Cổ Lễ” và hàng loạt vụ đâm chém rùng rợn
Nhắc đến tên Đức "Cổ Lễ", giới giang hồ trong Nam, ngoài Bắc đều biết tiếng. Gã đẹp trai, nhưng cũng rất nóng tính nên sẵn sàng đâm chém kẻ khác dù bất cứ lí do gì.
Nguyễn Văn Đức (biệt danh Đức 'Cổ Lễ'), thường trú tại xã Bình Minh huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, vốn được biết đến là một giang hồ cộm cán và khá có tiếng tăm trong giới xã hội đen. Biệt danh “Cổ Lễ” gắn với địa danh thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh - Nam Định) nơi Đức sinh ra. Học hết lớp 12, Nguyễn Văn Đức nghỉ học rồi lang bạt lên Hà Nội làm ăn. Khi còn vô danh, Đức tiếp cận và chơi với dân xã hội. Sau đó, Đức bắt đầu làm ăn với những vụ cho vay nặng lãi, đâm chém...
Đức có sở thích xăm trổ đầy người và cách hành xử manh động, sẵn sàng ra tay xử con nợ nếu "ngứa mắt". Thời điểm năm 2006 - 2007, chỉ một vài vụ đâm chém con nợ, cái tên Đức "Cổ Lễ" đã nổi như cồn trong giới giang hồ miền Bắc. Tháng 8/2007, anh Nguyễn Trọng T.(ở Ba Đình, Hà Nội) vay tiền Đức chưa trả được. Cho rằng thái độ của con nợ coi thường mình, Đức “Cổ Lễ” đã rủ 2 đối tượng khác đi "xử lý". (Ảnh minh họa, nguồn internet)