Bạc Hy Lai sẽ bị kết tội gì?

(Kiến Thức) - Theo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, giới quan chức Trùng Khánh đang phổ biến văn kiện lưu hành nội bộ về kết quả điều tra vụ Bạc Hy Lai.

Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức Bạc Hy Lai.
Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức Bạc Hy Lai.
Đây là dấu hiệu cho thấy sắp bắt đầu quá trình xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Chiều Thứ Ba (23/7) tại Trùng Khánh đã diễn ra cuộc họp phổ biến tài liệu nội bộ của BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc về kết quả điều tra vụ việc gắn với nhân vật cộm cán Bạc Hy Lai. Trong cuộc họp có sự tham gia của những quan chức cấp thủ trưởng thuộc bộ máy cán bộ đảng-nhà nước các ngành khác nhau. Theo các quan sát viên, đây có lẽ là cuộc họp đánh dấu bước cuối cùng trong khâu chuẩn bị cho phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai.
Theo thông tin rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, Bạc Hy Lai sẽ bị xét xử về ba tội danh: nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền. Mức tiền biển thủ thực ra là khá “khiêm tốn” đối với vụ tham nhũng cao cấp tai tiếng. Cuộc điều tra kết luận rằng Bạc Hy Lai đã nhận hối lộ trị giá 20 triệu nhân dân tệ, cũng như đã chiếm dụng bất hợp pháp thêm 5 triệu nhân dân tệ nữa, theo thông báo của nguồn tin đã tiếp xúc với nội dung tài liệu của BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc.
Trước đây, đã có suy đoán rằng Bạc Hy Lai có thể phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng, với khoản tiền bạc lớn hơn. Dù sao chăng nữa, dư luận đã chờ đợi rằng con số đó sẽ chẳng thể nào thấp hơn so với khoản tham nhũng của nhân vật chính trong phiên tòa gần đây là Lưu Chí Quân. Cựu lãnh đạo Bộ Đường sắt Trung Quốc đã bị kết án tử hình hoãn thi hành án trong 2 năm về tội nhận hối lộ tổng cộng 64,6 triệu nhân dân tệ. Số tiền mà Bạc Hy Lai đã lạm dụng chức quyền để biển thủ cũng thấp hơn nhiều, so với khoản hối lộ đã chui vào túi của cựu Phó Chủ tịch Thường trực Chính hiệp Thành Khắc Kiệt (khoảng 41 triệu nhân dân tệ).
Ông Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Moscow, cho rằng có lẽ, ông Bạc Hy Lai sẽ bị kết án tù đến 15 năm hay là tử hình nhưng cho hoãn thi hành án như cấp phó Lưu Chí Quân.
Tổng số tiền không quá lớn và không có bất kỳ thành tố chính trị nào trong bản cáo buộc cho thấy rằng chính quyền Trung Quốc muốn tiêu hủy “ánh hào quang thủ lĩnh phong trào cánh tả Trung Quốc” vẫn kèm theo tên tuổi Bạc Hy Lai xưa nay. Nhiệm vụ đặt ra là làm cho quá trình xét xử nhân vật này không khác biệt gì so với những vụ án xét xử các quan chức tham nhũng. Nếu khác đi, có thể lan truyền chuyện Bạc Hy Lai đã bị bãi chức và kết án không phải vì nguyên cớ lạm dụng chức vụ, mà do ông này đã đề xuất một phương án thay thế là con đường cấp tiến “tả khuynh” để phát triển đất nước.
Nhà Trung Quốc học Andrei Karneev nhận định: “Có lẽ, ban lãnh đạo ĐCS Trung Quốc đã thuyết phục được phái cánh tả rằng Bạc Hy Lai chẳng phải là hình mẫu ủng hộ tư tưởng CNXH và cấp tiến, mà chỉ là tận dụng ý tưởng này mưu cầu lợi ích riêng”.
Việc thông tin về vụ Bạc Hy Lai được phổ biến khá rộng rãi trong giới quan chức cho thấy ban lãnh đạo cao cấp có sự nhất trí về vấn đề này. Những thông tin chi tiết hơn nữa về việc “tìm ra lối thoát" khỏi vụ tai tiếng Bạc Hy Lai chắc sẽ được biết trong thời gian sắp tới. Nhiều nguồn tin thống nhất với nhau rằng phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ sớm được tiến hành, trước khi kết thúc mùa hè. Địa điểm xử án đã được ấn định và đó là thành phố Tế Nam. Không loại trừ khả năng vụ xét xử Bạc Hy Lai kết thúc trước khi khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ III của BCH Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.

Biển Đông “dậy sóng” vì cảnh sát biển Trung Quốc

(Kiến Thức) -Biển Đông sẽ "dậy sóng" sau khi Cơ quan tuần tra trên biển vừa được hợp nhất của Trung Quốc chính thức hoạt động từ ngày 23/7.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc khuấy động Biển Đông
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc khuấy động Biển Đông
Theo BBC, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập từ các lực lượng hải giám, hải cảnh, ngư chính, hải sự và hải quan, với 11 đội tàu và hơn 16.000 nhân viên.

Thiếu nữ Triều Tiên quyến rũ trong lễ hội Arirang

(Kiến Thức) - Các thiếu nữ Triều Tiên xinh đẹp vừa ca hát vừa nhảy múa chào mừng lễ hội Arirang đồng diễn lớn nhất thế giới tại sân vận động 1/5 ở Bình Nhưỡng.

Đến hẹn lại lên, đêm khai mạc lễ hội đồng diễn Arirang thường niên của Triều Tiên đã diễn ra ở Sân vận động 1/5 ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Đến hẹn lại lên, đêm khai mạc lễ hội đồng diễn Arirang thường niên của Triều Tiên đã diễn ra ở Sân vận động 1/5 ở thủ đô Bình Nhưỡng. 
Hàng nghìn vũ công, thanh thiếu niên Triều Tiên tham gia biểu diễn ca hát, nhảy múa và nhào lộn trong lễ hội.
 Hàng nghìn vũ công, thanh thiếu niên Triều Tiên tham gia biểu diễn ca hát, nhảy múa và nhào lộn trong lễ hội.

Phiến quân Syria “đào ngũ ngược“

(Kiến Thức) - Telegraph đưa tin, hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria từng cầm vũ khí chống lại Tổng thống Assad vỡ mộng  đào ngũ, chạy về phe  chính phủ, xin hưởng ân xá.


Hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria đang đào ngũ về phe quân đội chính phủ.
 Hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria đang đào ngũ về phe quân đội chính phủ.
Theo Telegraph, các phiến quân  vỡ mộng và kiệt sức đồng thời cảm thấy sự mất mát ngày càng tăng sau hơn 2 năm “làm cách mạng” đã đào ngũ, đăng ký xin được chế độ Assad ân xá theo một thỏa thuận được chính phủ đưa ra.
Đồng thời, các gia đình của hàng trăm chiến binh này cũng bắt đầu lặng lẽ trốn êm trở lại lãnh thổ do chính phủ kiểm soát. Họ xem đây là nơi an toàn hơn để sống khi quân đội chính phủ đang tiếp tục đẩy mạnh các đợt tấn công mạnh mẽ vào các khu vực bị phiến quân chiếm giữ.
Những động thái trên là dấu hiệu về sự tự tin ngày càng tăng cũng như lợi thế trong cuộc chiến đang nghiêng hẳn về phía chế độ Assad. Chính phủ Syria đã khởi động "Bộ hòa giải" với nhiệm vụ mở các con đường cho các chiến binh nổi dậy chống chế độ quay trở lại về phe chính phủ.
Bộ trưởng bộ này ông Ali Haider nhấn mạnh: "Thông điệp của chúng tôi là nếu thực sự muốn bảo vệ người dân Syria, hãy bỏ vũ khí xuống, đến đây với chúng tôi và bảo vệ Syria đúng cách, thông qua đối thoại".
Ông Haider nổi tiếng là một người ôn hòa trong chế độ Assad lập ra thỏa thuận trong đó phiến quân từ bỏ vũ khí, đầu hàng quân đội chính phủ để đổi lấy cuộc sống an toàn hơn ở các khu vực do chính phủ kiểm soát.
Các nhân các chiến binh nổi dậy cho biết, họ đã biết về đề nghị ân xá của chính phủ và nhiều người đã lựa chọn chấp nhận đề nghị này.
"Tôi từng chiến đấu trong hàng ngũ quân nổi dậy. Nhưng giờ đây tôi cho rằng, những động cơ từng thúc đẩy chúng tôi đứng lên chiến đấu đã mất đi. Hiện nay các phần tử cực đoan đang kiểm soát thị trấn của tôi. Gia đình tôi đã chuyển về khu vực do chính phủ kiểm soát vì thị trấn của chúng tôi đã không còn an toàn", Mohammed, một chiến binh Hồi giáo ôn hòa đến từ thị trấn phía bắc Raqqa chia sẻ.
Sự nổi lên và nhân rộng của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong khu vực do phiến quân Syria kiểm soát, đặc biệt là ở miền Bắc là nguyên nhân chính thúc đẩy các chiến binh từ bỏ vũ khí, đầu hàng chế độ.
“Khi chúng tôi tham ra các cuộc biểu tình, chúng tôi muốn tìm kiếm các quyền lợi tốt hơn. Nhưng sau khi tận mắt chứng kiến sự tàn độc và sự hủy diệt của các nhóm chiến binh thánh chiến, chúng tôi quyết định thỏa thuận với chính phủ”, chiến binh nổi dậy tên là Ziad Abu Jabal đến từ một ngôi làng ở tỉnh Homs cho biết.