Bà Vũ Đặng Hải Yến xin rời Tập đoàn FLC

(Vietnamdaily) - Trước khi gia nhập FLC, bà Vũ Đặng Hải Yến từng giữ vai trò Trưởng ban Pháp chế của Tổng côngty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Phó trưởng Bộ môn Luật Thương mại (Trường Đại học Luật Hà Nội).
 

Ngày 30/9, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC đã nhận được đơn từ nhiệm của bà Vũ Đặng Hải Yến xin thôi các chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực và Thành viên HĐQT.

Trong đơn, bà Yến cho biết bản thân có các kế hoạch, định hướng cá nhân khác. Để không ảnh hưởng đến định hướng, mục tiêu hoạt động và quan điểm điều hành của FLC, bà xin thôi các vị trí này. "Về công việc cần bàn giao, với tư cách là Thành viên HĐQT không tham gia điều hành, tôi tham gia hoạt động tại Tập đoàn FLC để biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền HĐQT dưới hình thức các cuộc họp HĐQT. Hiện tại, không có nội dung công việc nào cần bàn giao" - bà Yến chia sẻ.

Ba Vu Dang Hai Yen xin roi Tap doan FLC
Chân dung bà Vũ Đặng Hải Yến

Bà Vũ Đặng Hải Yến (sinh năm 1978) là tiến sĩ Luật Kinh tế. Bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc FLC lần đầu vào tháng 3/2017. Bà cũng từng là Trợ lý HĐQT của Tập đoàn FLC, Giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC (hãng luật do ông Trịnh Văn Quyết sáng lập). Ngoài ra, bà cũng có thời gian làm thành viên HĐQT của 2 doanh nghiệp liên quan FLC là CTCP Xây dựng Faros và CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD.

Trước khi gia nhập FLC, bà Vũ Đặng Hải Yến từng giữ vai trò Trưởng ban Pháp chế của Tổng côngty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Phó trưởng Bộ môn Luật Thương mại (Trường Đại học Luật Hà Nội).

Cùng ngày, ông Ngô Hoàng Anh cũng xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC với lý do cá nhân, không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ. 

"Kể từ hôm nay (29/9), tôi chỉ tham gia các cuộc họp HĐQT liên quan đến thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ. Đối với các vấn đề khác, tôi đề xuất không tham gia và không có ý kiến biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT công ty. Đề nghị HĐQT chủ động tổ chức các buổi họp mà không cần sự tham gia của tôi. Đề nghị Chủ tịch HĐQT dừng việc thông báo triệu tập/mời họp tới tôi kể từ ngày hôm nay cho đến khi ĐHĐCĐ thông qua quyết định từ nhiệm" - trích nội dung đơn từ nhiệm của ông Ngô Hoàng Anh.

Hai Thành viên HĐQT FLC rời đi trước thềm doanh nghiệp này tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 vào ngày 15/10. 

 Nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh việc lấy ý kiến miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bất thường.

FLC chỉ trả được 6 tỷ lãi và 100 triệu nợ gốc trái phiếu năm 2023

(Vietnamdaily) - FLC cho biết chỉ thanh toán được gần 6 tỷ đồng toàn bộ thuộc về lô trái phiếu FLCH2123003.

Năm 2023, CTCP Tập đoàn FLC (FLC) phải thanh toán tổng cộng 120 tỷ đồng tiền lãi và 996 tỷ đồng tiền gốc để tất toán lô trái phiếu FLCH2123003, nhưng đến cuối năm mới trả được một phần rất nhỏ, lần lượt 6 tỷ đồng và 100 triệu đồng.

Kế toán trưởng Tập đoàn FLC xin nghỉ việc sau 3 năm công tác

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Thế Chung (SN 1985) bắt đầu công tác ở vị trí Kế toán trưởng của FLC từ ngày 18/10/2021.

Theo thông tin vừa được CTCP Tập đoàn FLC (FLC) công bố, ngày 17/9 ông Nguyễn Thế Chung, Kế toán trưởng của Tập đoàn, đã nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với lý do cá nhân. 

Được biết, ông Nguyễn Thế Chung (SN 1985) bắt đầu công tác ở vị trí Kế toán trưởng của FLC từ ngày 18/10/2021.

Trước đó, Tập đoàn FLC đã quyết định cho bà Hương thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc thường trực, người phụ trách quản trị từ ngày 22/8.

Ke toan truong Tap doan FLC xin nghi viec sau 3 nam cong tac
Thêm sếp lớn nghỉ việc tại FLC. 

Thông tin liên quan, FLC vừa triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, chốt danh sách cổ đông dự họp đã chốt vào ngày 12/9. Thời gian và địa điểm họp chưa được công bố. Hiện FLC cũng chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tại kỳ họp hồi tháng 2 năm nay, ban lãnh đạo cho biết tổng giá trị tài sản của FLC ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, FLC đã thực hiện điều chỉnh giảm 60% nhân sự sau quá trình tái cơ cấu, sáp nhập 50% các phòng ban và thành lập mới ban kinh doanh và chiến lược, phòng công nghệ thông tin.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu thu về hơn 1.187 tỷ đồng từ mảng kinh doanh bất động sản trong năm 2024. Doanh thu từ mảng du lịch nghỉ dưỡng đạt 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ để duy trì bộ máy cũng như thực hiện cam kết với các bên liên quan.

Trong một diễn biến khác, ngày 4/9/2024, Tập đoàn FLC thông báo đã nhận được 23 quyết định cưỡng chế thuế và các lệnh thu ngân sách nhà nước. Các quyết định này yêu cầu cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với FLC để thực hiện thu các khoản thuế nợ.

Tổng số tiền bị cưỡng chế lên đến 955 tỷ đồng.