Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Ba loại hình tháp cổ độc đáo của đất nước Việt Nam

11/09/2022 07:12

Ba kiểu tháp ấn tượng này gắn liền với ba nền văn hóa đặc sắc, thể hiện sự đa dạng văn hóa của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Quốc Lê

Sự thật gây kinh ngạc về “Tháp đôi” đặc biệt nhất Italy

Ba tòa bảo tháp cổ xưa cực nổi tiếng của mảnh đất Bắc Ninh

Phát hiện kim tự tháp khổng lồ Trung Quốc, lộ chân dung một vị vua

1. Bảo tháp Phật giáo là loại hình kiến trúc đặc trưng, gắn liền với đạo Phật. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bảo tháp là các stupa (phù đồ) mang mục đích tưởng niệm Đức Phật ở Ấn Độ. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc.
1. Bảo tháp Phật giáo là loại hình kiến trúc đặc trưng, gắn liền với đạo Phật. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bảo tháp là các stupa (phù đồ) mang mục đích tưởng niệm Đức Phật ở Ấn Độ. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc.
Các bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở Việt Nam mang đặc điểm chung là có nhiều tầng, thu hẹp dần từ dưới lên trên và diềm mái đua ra ở các mặt. Đây cũng là nét đặc trưng của bảo tháp ở các nước Đông Á, gồm cả Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Ảnh: Tháp Diệu Quang ở chùa Liên Phái, Hà Nội.
Các bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở Việt Nam mang đặc điểm chung là có nhiều tầng, thu hẹp dần từ dưới lên trên và diềm mái đua ra ở các mặt. Đây cũng là nét đặc trưng của bảo tháp ở các nước Đông Á, gồm cả Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Ảnh: Tháp Diệu Quang ở chùa Liên Phái, Hà Nội.
Việt Nam hiện bảo tồn được nhiều bảo tháp Phật giáo có tuổi đời hàng thế kỷ, đa phần ở khu vực miền Bắc. Các công trình này rất đa dạng về quy mô và kiểu dáng kiến trúc. Ảnh: Tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Việt Nam hiện bảo tồn được nhiều bảo tháp Phật giáo có tuổi đời hàng thế kỷ, đa phần ở khu vực miền Bắc. Các công trình này rất đa dạng về quy mô và kiểu dáng kiến trúc. Ảnh: Tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn có từ thời Trần, là hai bảo tháp Phật giáo cổ nhất Việt Nam còn đứng vững. Hình ảnh tháp Phổ Minh xuất hiện trên tờ tiền 100 đồng phát hành năm 1991 đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt. Ảnh: Tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định.
Tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn có từ thời Trần, là hai bảo tháp Phật giáo cổ nhất Việt Nam còn đứng vững. Hình ảnh tháp Phổ Minh xuất hiện trên tờ tiền 100 đồng phát hành năm 1991 đã trở nên quen thuộc với hàng chục triệu người Việt. Ảnh: Tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định.
2. Tháp Chăm là loại hình kiến trúc gắn liền với nên văn hóa Chăm Pa, vương quốc cổ hưng thịnh ở khu vực miền Trung của Việt Nam từ hơn một thiên niên kỷ trước. Ảnh: Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.
2. Tháp Chăm là loại hình kiến trúc gắn liền với nên văn hóa Chăm Pa, vương quốc cổ hưng thịnh ở khu vực miền Trung của Việt Nam từ hơn một thiên niên kỷ trước. Ảnh: Tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.
Mỗi đền tháp Chăm thường là một quần thể có nhiều công trình kiến trúc khác nhau, đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, hầu hết ở trên những đồi cao, có tầm nhìn bao quát một khu vực rộng lớn. Ảnh: Tháp Po Nagar ở Khánh Hòa.
Mỗi đền tháp Chăm thường là một quần thể có nhiều công trình kiến trúc khác nhau, đều được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, hầu hết ở trên những đồi cao, có tầm nhìn bao quát một khu vực rộng lớn. Ảnh: Tháp Po Nagar ở Khánh Hòa.
Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có cửa chính mở về hướng Đông. Nét đặc sắc kiến trúc tập trung ở phần mái với những chi tiết trang trí tinh xảo. Gạch xây tháp được kết dính với nhau bằng loại keo được tinh chế từ cây dầu rái. Ảnh: Tháp Bánh Ít ở Bình Định.
Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có cửa chính mở về hướng Đông. Nét đặc sắc kiến trúc tập trung ở phần mái với những chi tiết trang trí tinh xảo. Gạch xây tháp được kết dính với nhau bằng loại keo được tinh chế từ cây dầu rái. Ảnh: Tháp Bánh Ít ở Bình Định.
Ngày nay, hàng chục di tích tháp Chăm đang được gìn giữ vào bảo tồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong đó, thánh địa Mỹ Sơn là di sản Chăm Pa mang tầm vóc đặc biệt, đã được UNECO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ảnh: Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
Ngày nay, hàng chục di tích tháp Chăm đang được gìn giữ vào bảo tồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong đó, thánh địa Mỹ Sơn là di sản Chăm Pa mang tầm vóc đặc biệt, đã được UNECO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ảnh: Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
3. Tháp Lào là một loại hình tháp cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Về mặt lịch sử, tượng tự các bảo tháp Phật giáo của người Việt, tháp Lào cũng có nguồn gốc từ stupa Phật giáo, nhưng ít biến đổi hơn nhiều. Ảnh: Tháp Mường Luân ở tỉnh Điện Biên.
3. Tháp Lào là một loại hình tháp cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Về mặt lịch sử, tượng tự các bảo tháp Phật giáo của người Việt, tháp Lào cũng có nguồn gốc từ stupa Phật giáo, nhưng ít biến đổi hơn nhiều. Ảnh: Tháp Mường Luân ở tỉnh Điện Biên.
Các tòa tháp Lào có điểm chung là mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu. Dạng tháp này luôn gắn liền với các ngôi chùa Phật giáo Nam tông. Ảnh: Tháp Chiềng Sơ ở tỉnh Điện Biên.
Các tòa tháp Lào có điểm chung là mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu. Dạng tháp này luôn gắn liền với các ngôi chùa Phật giáo Nam tông. Ảnh: Tháp Chiềng Sơ ở tỉnh Điện Biên.
Ngày nay các tháp Lào được ghi nhận ở khu vực gần biên giới với nước bạn Lào ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Nghệ An. Các tòa tháp đều có từ thế kỷ 16, khi một số cộng đồng cư dân Lào chạy sang Việt Nam tị nạn trước cuộc xâm lược của Miến Điện. Ảnh: Tháp Mường Và, tỉnh Sơn La.
Ngày nay các tháp Lào được ghi nhận ở khu vực gần biên giới với nước bạn Lào ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Nghệ An. Các tòa tháp đều có từ thế kỷ 16, khi một số cộng đồng cư dân Lào chạy sang Việt Nam tị nạn trước cuộc xâm lược của Miến Điện. Ảnh: Tháp Mường Và, tỉnh Sơn La.
Sau nhiều thế kỷ, các cư dân Lào đã hồi hương, những ngôi chùa gắn với tháp đều đã mai một. Chỉ còn những tòa tháp trăm tuổi đứng sừng sững như minh chứng cho sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Lào trong lịch sử... Ảnh: Tháp Mường Bám, tỉnh Sơn La.
Sau nhiều thế kỷ, các cư dân Lào đã hồi hương, những ngôi chùa gắn với tháp đều đã mai một. Chỉ còn những tòa tháp trăm tuổi đứng sừng sững như minh chứng cho sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Lào trong lịch sử... Ảnh: Tháp Mường Bám, tỉnh Sơn La.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

Sự thật khó tin về loài khủng long “kẻ cướp” kỷ Jura

Sự thật khó tin về loài khủng long “kẻ cướp” kỷ Jura

Giải mã hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung

Giải mã hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung

Kịch tính những cuộc tranh ngôi trong hoàng tộc triều Nguyễn

Kịch tính những cuộc tranh ngôi trong hoàng tộc triều Nguyễn

Chuyện "rợn tóc gáy" ở lâu đài cổ nước Anh

Chuyện "rợn tóc gáy" ở lâu đài cổ nước Anh

Phát hiện xương người hóa thạch dưới biển, lai lịch gây sốc

Phát hiện xương người hóa thạch dưới biển, lai lịch gây sốc

Tiết lộ sự thật về xác ướp khỉ đầu chó Ai Cập cổ đại

Tiết lộ sự thật về xác ướp khỉ đầu chó Ai Cập cổ đại

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status