Mối quan hệ lòng tin giữa khách hàng và ngân hàng
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể tại Điều 87 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân, có nội dung quy định như sau: "Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân" và "Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác."
Theo Luật sư Tô Thị Phương Dung, Phó Giám đốc của Công ty Luật TNHH Minh Khuê, ngân hàng là một pháp nhân, do đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện. Điều này cũng tương tự như trong lĩnh vực hành chính, Nhà nước phải bồi thường khi cán bộ, công chức làm sai, sau đó mới xử lý trách nhiệm của cá nhân. Hành động của một người đảm nhiệm một công việc nhất định trong pháp nhân chính là hành động của pháp nhân. Khi nhân viên ngân hàng gây thiệt hại thì trước hết pháp nhân phải chịu trách nhiệm.
Khách hàng tin tưởng khi giao dịch với ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc tin vào những nhân viên thay mặt cho ngân hàng. Do đó, về nguyên tắc, việc mất tiền gửi của khách hàng do lỗi của nhân viên ngân hàng, đặc biệt khi họ là tội phạm, ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm;
Bên cạnh đó, tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng về bản chất là cho ngân hàng vay, đã thuộc sỏ hữu của ngân hàng theo quy định “bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Kể cả trường hợp số tiền bị phong toả trong tài khoản tại ngân hàng thì vẫn được tính vào số vốn huy động chung để tính vào các giới hạn an toàn vốn.
 |
Khách hàng tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng, đổi lại ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho số tiền của khách hàng. (Ảnh min họa) |