Bà Clinton nói gì khi bị ông Trump thách ra tranh cử tổng thống?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đe dọa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng sau khi Tổng thống Donald Trump đề nghị trên mạng xã hội Twitter.

Hôm 8/10, nhà lãnh đạo Mỹ viết trên mạng xã hội Twitter: "Hillary lươn lẹo (biệt danh mà Tổng thống Trump đặt cho bà Clinton) nên ra tranh cử tổng thống một lần nữa để soán vị trí của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren với điều kiện bà ấy phải giải thích tất cả tội lỗi và hành động phi pháp của mình".
Bà Warren là một trong các ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Về tuyên bố trên Twitter, ông Trump gián tiếp nhắc đến bê bối sử dụng email cá nhân cho công việc của bà Clinton, khiến bà gặp bất lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Khoảng 5 giờ sau khi ông Trump đăng thông điệp trên Twitter, bà Clinton phản hồi: "Đừng thách tôi. Hãy lo làm việc của ông đi".
Ba Clinton noi gi khi bi ong Trump thach ra tranh cu tong thong?
Bà Clinton (trái) và ông Trump. Ảnh: Reuters. 
Các phương tiện truyền thông chính thống dường như thích thú với ý tưởng bà Clinton sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2020. Tuy nhiên, cư dân mạng xã hội lo ngại cơn ác mộng khi bà bị ông Trump đánh bại năm 2016 sẽ quay trở lại nếu làm như vậy.
Những người ủng hộ bà Clinton vẫn không quên nhắc lại việc bà giành được nhiều hơn 3 triệu phiếu phổ thông so với ông Trump năm 2016. Nhưng sau cùng, ông Trump (đảng Cộng hoà) lại giành chiến thắng với 304 phiếu đại cử tri so với 227 phiếu của đối thủ phe Dân chủ.
Cùng ngày 8-10, Uỷ ban Tình báo Thượng viện công bố kết quả điều tra cho thấy "Nga thực sự tìm cách giúp ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016", mâu thuẫn với các tuyên bố trước đây của Nhà Trắng.
Theo báo cáo trên, Cơ quan Nghiên cứu Internet (IRA) đặt trụ sở tại TP St. Petersburg – Nga đã "mở chiến dịch thao túng truyền thông xã hội để ủng hộ ứng cử viên được Nga yêu thích trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016".
"IRA tìm cách gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 bằng cách gây tổn hại cơ hội thành công của bà Clinton và ủng hộ ông Trump theo chỉ đạo của Điện Kremlin" – báo cáo viết.
Ngược lại, ông Trump và các đảng viên Cộng hòa đồng minh cho rằng "Ukraine thông đồng với đảng Dân chủ để làm suy yếu mình vào năm 2016".

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Trump bị điều tra luận tội (Nguồn: VTV1)

Lật lại vụ giết người vì chai nước cam chấn động nước Mỹ

(Kiến Thức) - Năm 1991, Soon Ja Du đã bắn chết Latasha Harlins do nghi ngờ nữ sinh này lấy cắp một chai nước cam. Vụ án mạng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc bạo loạn ở Los Angeles chấn động nước Mỹ năm 1992.

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My
 Theo ATI, ngày 16/3/1991, Latasha Harlins, khi đó 15 tuổi và là học sinh của trường Westchester, đến một cửa hàng tạp hóa gần nhà ở Los Angeles để mua chai nước cam giá 1,79 USD. Cô gái để chai nước vào ba lô rồi đi ra quầy tính tiền. Ảnh: ATI.

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-2
Tuy nhiên, ngay khi nhìn thấy chai nước nhô ra từ ba lô của Latasha, Soon Ja Du, chủ cửa hàng, liền cáo buộc nữ sinh da màu này ăn cắp dù cô gái giải thích đang cầm tiền trong tay và định thanh toán. Ảnh: ATI.  

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-3
"Hãy để cháu đi", Harlins hét lên khi bị Du, 51 tuổi, túm lấy. Trong lúc vùng vẫy, Harlins đánh vào mặt Du 4 lần. Sau cuộc ẩu đả, Du đã lấy một khẩu súng và bắn vào sau gáy Latasha khiến cô gái tử vong tại chỗ. Ảnh: ATI. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-4
 Du bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong phiên tòa tháng 11/1991, Tòa án cho rằng Du chỉ vô ý giết người, và tuyên phạt Du 5 năm tù nhưng cho hưởng án treo, 400 giờ lao động công ích và nộp phạt 500 USD. Ảnh: Twitter. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-5
"Hệ thống pháp lý này thực sự không công bằng. Họ đã giết cháu gái của tôi", bà của Harlins bức xúc bên ngoài phòng xử án. Ảnh: ABC7. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-6
 Vào năm 1992, cư dân khu phố nơi Harlins sinh sống đã đổ xuống đường phố bày tỏ sự phẫn nộ. Họ tức giận với tình trạng phân biệt chủng tộc ở đây. Ảnh: PF. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-7
 Theo ATI, các khách hàng da màu liên tục thất vọng trước cách đối xử thô lỗ của nhiều nhân viên bán hàng cũng như chủ cửa hàng với họ. Một số chủ cửa hàng từ chối thuê người da màu vào làm. Ảnh: OS. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-8
 Và vụ nữ sinh da màu Harlins bị bắn chết được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc bạo loạn ở Los Angeles chấn động nước Mỹ năm 1992. Ảnh: Britannica. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-9
Vào ngày 29/4/1992, một tòa án đã xử trắng án cho 4 cảnh sát - những người từng đánh đập Rodney King, một người Mỹ gốc Phi. Hàng nghìn người tức giận phản đối quyết định của tòa án và bạo loạn nổ ra ở khắp Los Angeles trong vòng 6 ngày. Ảnh: LAT. 

Lat lai vu giet nguoi vi chai nuoc cam chan dong nuoc My-Hinh-10
Tình trạng cướp bóc, ẩu đả, đốt phá và giết người tràn lan ở Los Angeles đã khiến 53 người chết và hơn 2.000 người bị thương. Đây được cho là vụ bạo loạn khiến nhiều người chết nhất tại Mỹ sau vụ ở thành phố New York năm 1863. Ảnh: CNN.  

Mời độc giả xem thêm video vụ một nữ y tá bị cáo buộc giết người ở Nhật Bản (Nguồn: Vietnamnet)

Loạt hình ấn tượng sự nghiệp ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng về sự nghiệp chính trị của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vừa chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Loat hinh an tuong su nghiep ung vien Tong thong My Joe Biden
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đưa ra tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 trong một video được đăng trên Twitter cá nhân ngày 25/4. Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng trong sự nghiệp chính trị của ứng viên Tổng thống Mỹ này. Ảnh: Ông Joe Biden phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Dân chủ ở Denver, Colorado, ngày 27/8/2008. (Nguồn ảnh: Reuters)