APEC chuyển từ “lời nói sang hành động”

(Kiến Thức) - APEC đang chuyển từ “lời nói sang hành động”, khi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã thảo luận về an ninh khu vực.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 ở Indonesia.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 ở Indonesia.
Trong suốt 8 năm hoạt động, tất cả sáng kiến được nêu ra của EAS chỉ hạn chế ở mức độ các bản tuyên bố. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh EAS lần này ở Brunei đã đạt được một bước tiến đột phá. Hội nghị đã công bố về việc khởi động cơ chế cụ thể tiến tới xây dựng không gian an ninh thống nhất cho toàn Châu Á.
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã bàn về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, y tế và các vấn đề phát triển toàn diện của khu vực. Phần lớn các chủ đề trùng với chương trình nghị sự của APEC, tuy nhiên điều này chỉ có lợi thêm.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhận xét về kết quả hội nghị thượng đỉnh: “Nhìn chung, cơ chế này tiếp nối tất cả những nỗ lực đã được thực hiện trong khuôn khổ hội nghị APEC và hội nghị G20 do có hàng loạt hướng chung trong chương trình nghị sự . Đó là nhiệm vụ bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, đối phó với những tình huống khẩn cấp và một loạt lĩnh vực khác. Tuyên bố kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EAS phản ánh sự quan tâm đến việc thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và hài hòa nỗ lực của các quy chế quốc tế khác nhau”.
Vấn đề chính đối với khu vực là cơ cấu an ninh và hợp tác. Ý tưởng được các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đưa ra trong năm 2010 trong suốt một thời gian dài chỉ tồn tại ở cấp độ các tuyên bố song phương mà không được sự hỗ trợ tương ứng của các đối tác khác trong EAS.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói tiếp: “Hội nghị thượng đỉnh EAS thông qua dự thảo thỏa thuận khung về các nguyên tắc tăng cường hợp tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Quyết định được thông qua tại Brunei là đặc biệt quan trọng bởi vì khác với Châu Âu, Châu Phi và Mỹ La tinh, trong khu vực này không có cấu trúc toàn khu vực nào hội tụ tất cả các quốc gia trong khu vực. Sáng kiến của Nga trù định việc phát triển các quá trình hợp tác dựa trên nguyên tắc an ninh không thể tách rời. Nguyên tắc này đã được khẳng định trong các cấu trúc Châu Âu và sẽ được quảng bá lần đầu tiên trong bối cảnh Châu Á”.
Theo ông Lavrov, công tác quảng bá những nguyên tắc này hoàn toàn không đơn giản. Trong tương lai sắp tới sẽ có nhiều vòng đàm phán. Vòng đầu tiên sẽ được tổ chức tại Brunei trong năm nay, còn vòng thứ hai sẽ diễn ra tại Nga vào năm tới.

Campuchia: Sam Rainsy “cõng rắn cắn gà nhà“?

Dư luận Campuchia cho rằng việc Sam Rainsy ra nước ngoài để vận động cắt giảm viện trợ, đầu tư  là đi ngược lại lợi ích của đất nước.

Sam Rainsy vận động các nước cắt viện trợ, đầu tư cho Campuchia.
Sam Rainsy vận động các nước cắt viện trợ, đầu tư cho Campuchia. 
Các nghị sỹ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã chỉ trích mạnh mẽ chuyến công du của Chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) Sam Rainsy tới Mỹ và các nước phương Tây nhằm vận động cắt giảm viện trợ cho Campuchia và không công nhận chính phủ của Thủ tướng Hun Sen.

Tổng thống Mỹ cáo buộc phe Cộng hòa “tống tiền”

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama cáo buộc phe Cộng hòa “tống tiền” và trấn an thế giới bên ngoài rằng nước Mỹ “luôn trả nợ đúng hẹn”.

Tổng thống Obama: “Không thể để cho hành động tống tiền trở thành một phần trong nền dân chủ của chúng ta”.
Tổng thống Obama: “Không thể để cho hành động tống tiền trở thành một phần trong nền dân chủ của chúng ta”.
Hôm 8/10, lãnh đạo phe Cộng hòa đã một lần nữa kêu gọi Tổng thống Obama đàm phán để chấm dứt thế bế tắc. Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói với các phóng viên rằng ông "thất vọng vì tổng thống đã bác bỏ đề nghị đàm phán". Ông nói Tổng thống Obama không thể tiếp tục từ chối đối thoại với phe Cộng hòa và bất cứ cuộc đàm thoại nào về vấn đề trần nợ cũng phải bàn đến việc nước Mỹ đang “chi tiêu quá đáng".