Ảnh kỷ yếu phản cảm: Nam sinh bịt mắt cắn táo treo giữa ngực bạn nữ

Phần lớn dân mạng cho rằng bộ ảnh kỷ yếu của sinh viên Hà Nội này khá lố bịch, phản cảm, khó có thể chấp nhận.

Ngày 15/11, bộ ảnh kỷ yếu của sinh viên một trường đại học ở Hà Nội gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. Theo đó, các nam sinh bịt mắt, dùng răng cắn táo được treo ở giữa ngực bạn nữ.
Anh ky yeu phan cam: Nam sinh bit mat can tao treo giua nguc ban nu
Hình ảnh trong bộ kỷ yếu của sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội. 
Trước các bức hình này, phần lớn mọi người đánh giá phản cảm, lố bịch, khó có thể chấp nhận được. Số khác lại cho rằng đó chỉ trò chơi vui vẻ để các bạn trẻ có kỷ niệm thú vị, đáng nhớ.
Thành viên Minh Vũ viết: "Ai cũng muốn có hình kỷ yếu độc lạ làm kỷ niệm, song chụp hình ảnh trò chơi phản cảm thế này thì không hay cho lắm".
Oanh Vũ đồng tình: "Không chỉ mấy bức hình này, nhiều ảnh kỷ yếu khác cũng rất khó chấp nhận. Những tấm ảnh như vậy không phải sáng tạo mà là lố lăng".
Ngược lại, Khánh Ly lại thấy loạt ảnh trên khá bình thường, không có gì phải phán xét.
"Tại sao phải bàn tán trong khi đó chỉ là cách họ lưu lại khoảnh khắc bên nhau, là trò chơi vui đúng chất sinh viên", 9X viết.
Anh ky yeu phan cam: Nam sinh bit mat can tao treo giua nguc ban nu-Hinh-2
 Những hình ảnh bị dân mạng cho rằng lố lăng và phản cảm.
Chủ nhân bộ ảnh kỷ yếu phản cảm này là sinh viên một trường đại học lớn tại Hà Nội.
Liên hệ với H.C. - một thành viên của lớp đăng tải bộ ảnh, người này cho Zing.vn biết đây chỉ là hình ảnh trong bộ kỷ yếu ghi lại khoảnh khắc một trò chơi tập thể của lớp.
Ngay sau khi đăng lên mạng, H.C. đã xoá đi vì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, chỉ trích từ mọi người. Nữ sinh cho hay cô không muốn tiết lộ thêm về bộ ảnh và mong mọi người ngừng phán xét, bàn tán về nó.
Cô Lê Nguyễn Phương Thảo - giảng viên ĐH Khoa học Huế - cho biết: "Những bức ảnh phản cảm như vậy đã khiến sinh viên tự đánh mất đi hình ảnh ngây thơ, trong sáng của mình. Là giảng viên nắm rõ suy nghĩ, tâm lý của các bạn trẻ, song tôi thực sự sốc khi xem chúng".
Theo cô Phương Thảo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do chương trình dạy học chủ yếu chỉ đào tạo về kiến thức, thiếu đi những buổi đào tạo kỹ năng, nhân cách sống cho giới trẻ.
"Định hướng từ phía nhà trường, gia đình ít nhiều hướng các em đến điều tốt đẹp. Tuy nhiên, việc tiếp thu hay không và ý thức được bao nhiêu lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của mỗi sinh viên", cô Thảo nêu quan điểm.

Ước gì thời gian trở lại với bộ kỷ yếu cực độc của học trò

''Thấy mình vẫn nằm dài trên chiếc bàn gỗ, trước mặt là quyển sách giáo khoa.. Hóa ra thanh xuân là nuối tiếc", đó có lẽ là tâm trạng của những học sinh từng thuộc lớp 12K khi thực hiện bộ kỷ yếu theo phong cách hoài niệm.

Uoc gi thoi gian tro lai voi bo ky yeu cuc doc cua hoc tro-Hinh-13
 Khi còn đi học, ai cũng từng ít nhất một lần ao ước được ra trường thật nhanh, thoát khỏi những chương trình học nặng nề, những áp lực không tên, để vẫy vùng như người lớn, để khám phá thế giới ngoài kia với toàn bộ sự háo hức của mình… Nhưng cũng chính chúng ta - lại nhanh chóng nhận ra rằng, 12 năm đi học được gói gọn trong hai chữ ”Thanh xuân” ấy - chính là những gì tốt đẹp nhất mà ta có được. Và chỉ có xa nó rồi, ta mới thấy thật hối tiếc, buồn bã và ước gì năm tháng ấy kéo dài thêm chút nữa…

“Dị nhân” coi rắn độc như con, chinh phục toàn “quái thú“

(Kiến Thức) - Rắn, nhất là rắn độc gần như là ác mộng với tất cả chúng ta, nhưng "dị nhân" này xem rắn như con, chinh phục được cả những con rắn "quái thú" to hơn người, khiến ai cũng ám ảnh vì sợ hãi.

Chân dung người đàn ông Ấn Độ Vava Suresh - một nhà bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời là một chuyên gia về rắn. Nhiệm vụ cả đời của Suresh là giải cứu những chú rắn đi lạc trên khắp lãnh thổ quốc gia và trả chúng về với môi trường thiên nhiên, bất kể đó là loài rắn độc hay không độc.
Chân dung người đàn ông Ấn Độ Vava Suresh - một nhà bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời là một chuyên gia về rắn. Nhiệm vụ cả đời của Suresh là giải cứu những chú rắn đi lạc trên khắp lãnh thổ quốc gia và trả chúng về với môi trường thiên nhiên, bất kể đó là loài rắn độc hay không độc.