Ảnh hồng ngoại thiên hà Messier 81 khoe sắc cực đẹp

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố một hình ảnh hồng ngoại tuyệt đẹp được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA về thiên hà Messier 81, thiên hà xoắn ốc nằm cách Trái đất 11,6 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà Messier 81 được phát hiện vào ngày 31/12/ 1774 bởi nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode.

Còn được gọi là M81, LEDA 28630 hoặc NGC 3031, thiên hà này nằm cách Trái đất 11,6 triệu năm ánh sáng và có cường độ sáng cực đại đạt 6,9.

Anh hong ngoai thien ha Messier 81 khoe sac cuc dep
Nguồn ảnh: Phys. 

Messier 81 có đường kính 90.000 năm ánh sáng, bằng một nửa kích thước của Milky Way.

Đây là thiên hà lớn nhất trong Tập đoàn thiên hà M8, là tập hợp 34 thiên hà nằm trong chòm sao phía bắc Ursa Major.

Các nhánh xoắn ốc của thiên hà kéo dài xuyên suốt vào hạt nhân của nó, được tạo thành từ những ngôi sao trẻ, xanh mướt, nóng bỏng được hình thành trong vài triệu năm qua. Chúng cũng tổ chức một quần thể hình thành sao bắt đầu từ khoảng 600 triệu năm trước.

Khối lồi trung tâm của thiên hà chứa nhiều ngôi sao già hơn, đỏ hơn. Nó lớn hơn đáng kể so với phình của thiên hà Milky Way.

Bên cạnh đó, còn có một lỗ đen khổng lồ nặng gấp 70 triệu lần khối lượng mặt trời nằm ở trung tâm Messier 81.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Khoa học sửng sốt với thiên hà mới 3C17 độc đáo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát ALMA, Chi Lê vừa phát hiện một thiên hà mới độc đáo có tên khoa học la 3C17. Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao.

Theo đó, 3C17 một thiên hà vô tuyến cực sáng trong một cụm thiên hà mới vừa khám phá.

Trong lần quan sát mới nhất, Đài ALMA phát hiện thiên hà 3C17 phát ra một lượng lớn sóng vô tuyến từ lõi trung tâm của nó.

Giải mã vụ nổ Kilonova mới cực mạnh trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi kiểm tra lại dữ liệu từ GRB 160821B thì phát hiện vụ nổ kilonova, một vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng, xảy ra trong vũ trụ rộng lớn.

Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ tia gamma xảy ra trong thời gian ngắn, được đặt tên là GRB 160821B.

Đài thiên văn Swift Neil Gehreb của NASA bắt đầu theo dõi sự kiện vài phút sau khi xảy ra hiện tượng.