Anh chàng liều lĩnh nhảy xuống vực thẳm dưới đại dương

(Kiến Thức) - Thợ lặn tự do Guillaume Nery đã thực hiện một việc hết sức liều lĩnh khi nhảy xuống vực thẳm dưới đại dương để quay phim.

Xem clip: Tận mục vực thẳm dưới đại dương sâu hun hút
Anh Guillaume Nery đã quay được những cảnh ngoạn mục dưới đại dương, nơi sâu đến hàng nghìn mét, không có chút ánh sáng, nhưng sự sống vẫn sinh sôi nảy nở. 
Lieu linh nhay xuong vuc tham duoi dai duong
Thợ lặn khám phá vực thẳm dưới đại dương tối đen như mực. 
Theo các nhà nghiên cứu, áp suất tại điểm sâu nhất trong lòng đại dương có thể lên tới 11 tấn/m2, tương đương sức ép của 50 máy bay phản lực đè lên một người.
Điểm sâu nhất đại dương chính là rãnh Mariana. Rãnh nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương, phía Đông của quần đảo Marina, có chiều dài khoảng 2.550km nhưng chỉ rộng 69km. Tuy vậy, ở đó người ta vẫn phát hiện ra sự sống. Nhiều quần thể vi khuẩn sống biệt lập ở độ sâu khiến cho các nhà sinh học biển phải ngạc nhiên.
Hệ thống núi và thung lũng ngầm dưới đáy biển đều được vẽ tổng quát trên bản đồ nhờ sử dụng vệ tinh và các tàu thăm dò bằng sóng âm thanh, tuy nhiên cho đến nay con người mới chỉ thăm dò và đo đạc chi tiết được 5% diện tích đáy đại dương.

Kangaroo cơ bắp như lực sỹ thích chơi... thú bông

(Kiến Thức) - Con kangaroo cơ bắp cuồn cuộn như lực sỹ nhưng lại sẵn sàng tấn công bất kỳ ai có ý định cướp đi.. thú bông của nó.

Hình ảnh một con kangaroo cơ bắp như lực sỹ, có kích thước to như một người đàn ông trưởng thành khư khư ôm lấy một con thú bông ở Australia gây hiếu kỳ cho nhiều người.

Con kangaroo khổng lồ này có tên là Roger, sống ở Khu bảo tồn kangaroo Alice Springs ở vùng Northern Territory, Australia. Con vật rất yêu con thú bông mà nó vừa được tặng bởi một du khách.

Kangaroo co bap nhu luc sy thich choi... thu bong
Con kangaroo khoe cơ bắp cuồn cuộn khi ôm ghì chú thú bông vừa được tặng.
Chris Barnes, quản lý khu bảo tồn cho hay con kangaroo Roger nhanh chóng gắn bó với chú thỏ bông, thậm chí nó có thể đánh bất cứ ai muốn lấy thỏ bông ra khỏi tay nó. Ông Barnes nói: “Roger cũng thường tấn công bất cứ ai hay bất cứ thứ gì trở nên quá gần với nó hay người phụ nữ của nó”.
Kangaroo co bap nhu luc sy thich choi... thu bong-Hinh-2
Con vật sẽ đánh bất cứ ai muốn cướp đồ của nó. 

Kangaroo co bap nhu luc sy thich choi... thu bong-Hinh-3
 

Ông Barnes nói: “Roger nhận con thỏ bông từ một fan hâm mộ. Tôi nghĩ Roger có lẽ thích chơi với những món đồ chơi mềm mại như vậy. Khi tôi đưa thú bông cho nó, nó giật nhanh món đồ ra khỏi tay tôi và ôm cứng. Sau khoảng 10 phút, tôi thấy Roger có vẻ mất hứng thú, định lấy con thỏ ra thì nó đã tấn công tôi”. Ông Barnes và nhóm của ông đã sai lầm khi cố gắng để mang con thỏ bông ra khỏi tay con kangaroo.

Ông Barnes là ân nhân giải cứu Roger. Năm 2006, ông Barnes phát hiện ra con vật trong túi con kangaroo mẹ đã chết trên đường cao tốc. Ông nói: “Những con kangaroo bé thường được tìm thấy sống sót trong túi của kangaroo mẹ chết bên lề đường”.

10 điều bí ẩn về đáy đại dương gây sốc nhất

(Kiến Thức) - Những bí ẩn nơi đáy sâu đại dương luôn kích thích trí tò mò của con người.

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat
Bạch tuộc sống dưới đáy đại dương. Sinh vật bí ẩn này được cho là có nguồn gốc giống với loài bạch tuộc bơi quanh khu vực Nam Cực, sống rất sâu bên dưới mặt nước biển. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 20 triệu năm trước, loài bạch tuộc này đã di chuyển xuống tầng nước sâu hơn. Nhiều con đã mất đi túi mực để phòng thủ vì môi trường nước sâu tối đen như mực không cần phải ngụy trang.  

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-2
Thành phố “Brittle Star”.  Brittle Star là tên gọi những con sao biển thường sống trong các rặng san hô ở núi ngầm dưới đại dương. Núi ngầm nhô lên thành dòng xoáy quanh, cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho sao biển.  

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-3
Các sinh vật ở vùng biển sâu Nam Cực. Vùng biển sâu Nam Cực là nhà của vô số các sinh vật tuyệt vời nhất trên Trái đất. Nhiều sinh vật kỳ lạ được tìm thấy sống ở vùng nước băng giá từ độ sâu 600 – 6400m dưới mặt biển ở Nam Cực. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao các loài sinh vật có thể sống sót ở nơi giá lạnh đến vậy. 

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-4
Lỗ thông thủy nhiệt ở Bắc Cực. Các lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được gọi là khói đen phun chất lỏng nóng tới gần 300 độ C. Chỉ riêng dưới đáy đại dương ở Bắc Cực, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 5 lỗ thông thủy nhiệt, được bao phủ bởi vi khuẩn màu trắng hay ăn các khoáng chất. 

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-5
Hóa thạch khói đen tiết lộ nguồn gốc sự sống. Các nhà địa chấn học khai quật được một hóa thạch khói đen 1,43 tỉ năm tuổi, cho thấy ý tưởng cuộc sống có thể bắt nguồn từ đáy đại dương.  

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-6
Vi khuẩn kí sinh trên lớp vỏ dưới đáy đại dương. Các nhà khoa học phát hiện tầng đáy đại dương có số lượng vi khuẩn gấp 3-4 lần các tầng nước mặt. Các nhà nghiên cứu băn khoăn làm thế nào các loài sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh ở đáy đại dương.  

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-7
Nơi đẻ trứng của những loài cá sống dưới đáy biển sâu. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng có nhiều loài cá khác nhau sống ở dưới đáy biển sâu, bất chấp đó là không gian tối tăm, lạnh lẽo. Có vài bằng chứng cho thấy chúng tập hợp tại một vài nơi như là núi ngầm để đẻ trứng.  

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-8
Mực ống khổng lồ. Loài mực này không chỉ có kích thước “khủng” mà còn có đôi mắt khổng lồ. Nhiều cá thể mực có thể nặng tới 453kg, dài 8m, còn mắt của sinh vật có chiều dài gần 28cm, tương đương chiều dài một quả cam. 

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-9
San hô dưới đáy đại dương. Khác với suy nghĩ của nhiều người là san hô chỉ phát triển ở vùng nước ấm của đại dương, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số rặng san hô dưới bề mặt đại dương hàng chục km, trong môi trường băng giá hàng thiên niên kỷ. Mẫu san hô được tìm thấy lâu đời nhất là 4000 tuổi được phát hiện ở đảo Hawaii. 

10 dieu bi an ve day dai duong gay soc nhat-Hinh-10
Hủy diệt đáy đại dương bằng lưới vét. Cách đánh bắt cá dùng lưới vét (thả lưới ngầm dưới đáy sông, biển) đang khiến các rạn san hô dần mất đi và hệ sinh thái dưới nước bị tàn phá nặng nề. Hiện các nhà khoa học đang bối rối tìm cách cứu lấy đáy đại dương.