Ăn xin không nhận tiền mặt, chỉ nhận chuyển khoản, quẹt thẻ

Nhờ vậy, họ có thể kiếm được hàng trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Tại Trung Quốc hiện nay, dịch vụ thanh toán tiền qua mã QR đã quá quen thuộc đối với người dân. Chỉ cần một chiếc điện thoại di động có kết nối mạng và cài ứng dụng thanh toán, bạn có thể gửi tiền hoặc nhận tiền ngay trong vài giây. Do tính chất tiện lợi như vậy nên thậm chí ăn xin ở Trung Quốc cũng sử dụng mã QR để hành nghề.
Ông Vương – người có thâm niên 9 năm “trong nghề” ở Thâm Quyến đã đầu tư 500 NDT (1,7 triệu VND) để mua 1 chiếc điện thoại. Sau đó, ông in mã QR trong ứng dụng thanh toán ra giấy. Những người qua đường có thể gửi tiền cho ông Vương bằng thao tác quét mã QR. Mỗi ngày, ông Vương làm việc từ 11 giờ trưa tới 2 giờ đêm, thu nhập khoảng 80-90 NDT/ngày (270.000 – 300.000 VND). Ngoài ra, một người khác hành nghề ăn xin ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cũng sử dụng cách thức ăn xin tương tự.
An xin khong nhan tien mat, chi nhan chuyen khoan, quet the
Quét mã QR đã trở thành phương thức hành nghề mới của giới ăn mày Trung Quốc. 
Tuy nhiên, cách những người ăn xin sử dụng mã QR lại khiến không ít người cảm thấy phẫn nộ. Báo Tân Kinh nhận xét: “Những người có điện thoại thông minh, biết dùng ứng dụng thanh toán online có lẽ không phải là người cần được giúp đỡ thực sự. Công nghệ là thứ giúp cuộc sống và công việc trở nên tiện lợi hơn, chứ không nên trở thành công cụ mưu sinh của những kẻ lười lao động, chỉ thích hưởng thụ”. Bên cạnh đó, trang báo này cũng cho rằng cảnh sát nên ngăn ngừa sự quấy nhiếu từ những kẻ ăn xin chuyên nghiệp. Một số người khác thì cho rằng, họ sẽ không cho đi dù chỉ một xu. Bởi những kẻ ăn xin có khả năng làm việc, đi lại, thậm chí còn biết sử dụng điện thoại thông minh.
An xin khong nhan tien mat, chi nhan chuyen khoan, quet the-Hinh-2
Mã QR được in ra bìa cứng hoặc ra giấy rồi dán lên hộp đựng tiền. 
Tuy nhiên, cũng có người mượn câu chuyện “ăn xin thời hiện đại” để rút ra bài học cho mình. Họ cho rằng bản thân cũng nên học tập giới “cái bang”, nỗ lực thay đổi cùng thời đại để phát triển sự nghiệp.

PGBank và HDBank sau sáp nhập sẽ "khủng" thế nào?

(Kiến Thức) - Ngân hàng sau khi sáp nhập PGBank và HDBank sẽ có vốn điều lệ đạt 15.345 tỷ đồng, với gần 370 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 15.000 điểm giao dịch phủ khắp 63/63 tỉnh thành.

John Paul DeJoria: Từ kẻ ăn xin trở thành tỷ phú nổi danh

Từng cầm vỏ chai nhựa, ngồi trước cửa hàng tạp phẩm để xin tiền, nay ông John Paul DeJoria đã trở thành tỷ phú với khối tài sản lên tới 3,1 tỷ USD.

Thật khó để tưởng tượng một người sống vô gia cư có thể đột ngột thay đổi vận mệnh và trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, John Paul DeJoria – đồng sáng lập công ty chăm sóc tóc John Paul Mitchell Systems và thương hiệu rượu cao cấp Patrón Spirits – đã làm nên kỳ tích này. Theo thống kê của Forbes, hiện tại, vị tỷ phú 73 tuổi này đang nắm trong tay khối tài sản lên tới 3,1 tỷ USD.