Ấn Độ dồn quân dọc biên giới Myanmar

(Kiến Thức) - Nguồn tin bí mật cho biết, Ấn Độ dồn quân dọc biên giới với Myanmar trong một nỗ lực nhằm trấn áp các nhóm phiến quân chạy sang nước này.

Ngày 11/6, ở New Dehi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ đã chủ trì một cuộc họp bàn về việc Ấn Độ dồn quân dọc ở biên giới với Myanmar cũng như tác động của nó lên các vùng biên trong một nỗ lực để trấn áp các nhóm phiến quân. Cuộc họp này còn có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, các cố vấn an ninh và người đứng đầu Cục Tình báo Ấn Độ.
An Do don quan doc bien gioi Myanmar
Các binh sĩ Ấn Độ tưởng nhớ người đồng đội Randeep Singh bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công của nhóm nổi dậy ở Manipur.
“Ấn Độ tiếp tục tăng cường dồn quân dọc biên giới với Myanmar”, nguồn tin tiết lộ với tờ Sputnik. Theo lời nguồn tin này, các quan chức Ấn Độ đã thảo luận về tình hình an ninh ở bang Manipur. Họ nhất trí rằng, mạng lưới an ninh và tình báo nên duy trì ở chế độ cảnh báo cao độ.
Ngoài ra, nguồn tin trên cho biết, Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval có thể sang thăm Myanmar với nỗ lực kêu gọi nước láng giềng cùng tham gia chiến dịch chung chống lại các lực lượng phiến quân.
Trước đó, vào ngày 8/6, Quân độ Ấn Độ đã mở cuộc tấn công qua biên giới Myanmar và tiêu diệt khoảng 115 quân nổi dậy. Quân nổi dậy đã từ bang Manipur đã chạy trốn sang Myanmar sau khi sát hại 18-30 binh sĩ Ấn Độ.
Nằm trong khuôn khổ hợp tác an ninh và trao đổi thông tin giữa hai nước, Myanmar và Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MoD) về các chiến dịch biên giới.

Đất nước Triều Tiên qua ống kính báo Time

Dưới ống kính nhiếp ảnh gia Christopher Morris, tạp chí Time, cuộc sống bình dị của người dân đất nước Triều Tiên hiện ra một cách rất chân thực.

Dat nuoc Trieu Tien qua ong kinh bao bao Time
Cô bồi bàn duyên dáng tại một nhà hàng ở Kaesong, thị trấn biên giới tiếp giáp Hàn Quốc. Kaesong từng là kinh đô của triều đại Goryeo. 

Trung Quốc một lần nữa cảnh báo Myanmar

(Kiến Thức) - Quyết định mời lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đến Bắc Kinh trong tuần này chính là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ mà Trung Quốc gửi tới Myanmar.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cho biết bà Aung San Suu Kyi bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bốn ngày, bắt đầu từ ngày 10/6/2015.  Một phát ngôn viên của NLD nói bà Suu Kyi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Quan hệ Trung Quốc-Myanmar có phần lạnh nhạt trong những năm gần đây, một phần là do các cuộc xung đột bạo lực gần biên giới hai nước. Quân đội chính phủ Myanmar giao tranh với phiến quân ở vùng Kokang, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.