Ấn Độ: Dân làng ném phân bò vào nhau cầu sức khỏe

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người dân tại ngôi làng Kairuppala, Ấn Độ, đã tham gia "cuộc chiến Pidakala", một nghi thức truyền thống hàng năm trong đó họ sẽ cầm phân bò để ném vào nhau với mục đích cầu mưa, sức khoẻ và thịnh vượng cho dân làng.

Theo Daily Mail ngày 9/4, hàng nghìn người dân trong làng Kairuppala ở Kurnool, phía Nam Ấn Độ, đã tập trung trên đường phố để tham gia vào "cuộc chiến Pidakala". Đây là một truyền thống hàng năm diễn ra vào ngày sau lễ hội mùa xuân Ugadi.
An Do: Dan lang nem phan bo vao nhau cau suc khoe
Đám đông tập trung cạnh một đống phân bò trên đường phố trong làng Kairuppala. Ảnh: Daily Mail.  
Những người tham gia sẽ chia thành hai phe "đấu" nhau, trong đó một phe chiến đấu vì Nữ thần Bhadrakali và một phe vì thần Veerabhadraswamy.
Họ sẽ ném "bánh" phân bò vào nhau trên đường phố trong khi đông đảo người đứng xem ở những ngôi nhà gần đó. Nghi thức này được thực hiện nhằm mục đích cầu mưa, sức khỏe và thịnh vượng cho dân làng.

Mời độc giả xem video về "cuộc chiến Pidakala" ở Ấn Độ (Nguồn: Ruptly)

Cảnh sát Ấn Độ cũng được triển khai để đảm bảo sẽ không xảy ra ẩu đả, xô xát trong "trận chiến" này.
An Do: Dan lang nem phan bo vao nhau cau suc khoe-Hinh-2
Ảnh: Daily Mail.  
Theo truyền thuyết, thần Veerabhadraswamy muốn lấy nữ thần Bhadrakali, nhưng cuộc hôn nhân này bị phản đối và dẫn tới tranh chấp.
Thần dân của nữ thần Bhadrakali đã chọn phân bò làm vũ khí trước khi cuộc hôn nhân này cuối cùng cũng được cho phép.
Ngày nay, trong nghi lễ Pidakala này, những chiếc "bánh" phân bò bay tứ tung trên không trung có ý nghĩa mang lại sức khỏe, mưa và sự thịnh vượng cho dân làng Kairuppala ở Ấn Độ khi họ ăn mừng vào cuối trận chiến.

Bắn hạ vệ tinh vũ trụ, Ấn Độ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

Một tháng sau khi chiếc máy bay Không quân Ấn Độ bị bắn rơi trong cuộc xung đột với láng giềng Pakistan, New Delhi đã chứng tỏ tiềm lực của một loại vũ khí mới nhắm đến đối thủ khác, với sức mạnh địa chính trị lớn hơn: Trung Quốc.
 

Ngày 27/3, trong thông điệp quốc gia, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ đã “trở thành cường quốc vũ trụ” bằng việc phóng một tên lửa đạn đạo tự chế lên độ cao 300km, phá hủy một vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất.

Bất ngờ sở thích ăn uống của Công nương Meghan Markle

(Kiến Thức) - Công nương Meghan Markle có niềm đam mê về ẩm thực. Trước khi kết hôn với Hoàng tử Harry, cô từng quản lý một trang web riêng nói về cuộc sống của mình có tên The Tig, trong đó chia sẻ những công thức nấu ăn và món ăn yêu thích.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle
Theo Insider, Công nương Meghan Markle là một "tín đồ" ăn uống. Trong cuộc phỏng vấn năm 2017, cô tiết lộ bữa sáng yêu thích là một bát acai (một loại quả). Được biết, trước khi kết hôn với Hoàng tử Harry, Công nương Markle từng quản lý một trang web riêng nói về cuộc sống của mình có tên The Tig, trong đó chia sẻ những công thức nấu ăn và những món ăn yêu thích của cô. (Nguồn ảnh: Insider) 

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-2
 Hoặc nếu thích thứ gì đó nhẹ nhàng hơn (cho bữa sáng), cô sẽ chọn một loại nước ép màu xanh - ép từ táo, cải xoăn, rau bina, chanh và gừng.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-3
Nữ Công tước xứ Sussex được cho là rất thích bánh mỳ nướng ăn kèm với quả bơ. Cô từng mời nghệ sĩ trang điểm của mình món ăn này khi anh tới thăm Cung điện Kensington. 

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-4
 Trong bữa trưa, Công nương Markle thích món fish taco...

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-5
 ...hoặc diêm mạch.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-6
 Bữa ăn nhẹ của Công nương Meghan Markle sẽ có dưa hấu. Cô có thể ăn cả ngày.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-7
 Trước khi mang thai, loại rượu yêu thích của Công nương Meghan là Tignanello.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-8
 Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, cô dùng một loại đồ uống khác sau khi ăn xong. Công nương Meghan thích uống nước ấm và nước chanh.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-9
Nếu Công nương Meghan Markle tự tay vào bếp nấu bữa tối, cô thường làm món pasta Cacio e pepe.

Bat ngo so thich an uong cua Cong nuong Meghan Markle-Hinh-10
Trong bữa ăn khuya, Công nương Markle chọn cà rốt và món hummus.

Mời độc giả xem thêm video về đám cưới của Hoàng tử Harry và cô dâu Meghan Markle hồi tháng 5/2018 (Nguồn: BBC)

Cuộc sống công nhân Ấn Độ làm pho mát truyền thống ở Italy

(Kiến Thức) - Hàng nghìn công nhân Ấn Độ đang thích nghi với cuộc sống ở Italy. Không ít người trong số họ làm việc trong các trang trại và nhà máy sản xuất pho mát truyền thống ở quốc gia Châu Âu này.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy
 Theo Al Jazeera, hiện tại, hơn 45 nghìn trong khoảng 170 nghìn người Ấn Độ sống tại Italy đang làm việc trong 4.000 nhà máy sản xuất pho mát và các trang trại Food Valley. Trong đó, nhiều công nhân Ấn Độ  làm việc trong các nhà máy sản xuất Parmesan – một loại pho mát truyền thống của Italy. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-2
 Quá trình sản xuất pho mát Parmesan đòi hỏi sự kiên nhẫn và có thể mất nhiều thời gian để học. Tuy nhiên, các “nhà sản xuất pho mát” đến từ Ấn Độ luôn cảm thấy tự hào khi làm ra một sản phẩm nổi tiếng và được yêu thích. Có thể nói, những người làm pho mát đến từ Ấn Độ đang làm “hồi sinh” nghề sản xuất pho mát truyền thống của đất nước Italy.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-3
 Được biết, nhà máy nhỏ nơi Madan, Gusharn và Sighn làm việc sản xuất ra khoảng 5.000 bánh pho mát Parmesan mỗi năm.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-4
Ông Lal Madan (phải), 57 tuổi, đang làm việc trong nhà máy ở ngôi làng Gainago Torrile, tỉnh Parma, Italy. Ông là tổ trưởng trong nhóm 5 công nhân đến từ Ấn Độ và đã học hỏi cách làm pho mát Parmesan trong suốt hơn 20 năm.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-5
 Madan làm việc cùng Sinsh Gursharn, 25 tuổi, và Sukhwinder Singh, 42 tuổi, trong nhà máy chế biến pho mát Parmesan. Được biết, Gursharn đến Italy cách đây một năm và làm việc 10 tiếng mỗi ngày trong cả tuần tại nhà máy pho mát này. Anh mong muốn sẽ có thể mua một ngôi nhà tại Italy.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-6
 Sarmanjeet, 23 tuổi, chuẩn bị vắt sữa bò tại một trang trại rộng lớn ở Novellara ở tỉnh Reggio Emilia. Được biết, 70% công nhân làm việc trong trang trại này đến từ đất nước Ấn Độ.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-7
 Gurmed Ram, 36 tuổi, làm nghề chăn gia súc tại một trong những trang trại lớn nhất tỉnh Reggio Emilia.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-8
 Người công nhân trong một nhà máy sản xuất pho mát lớn hơn ở Lesignana, tỉnh Modena, đang kiểm tra một số bánh pho mát Parmesan.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-9
 Nghề sản xuất pho mát này khá vất vả. Các công nhân Ấn Độ và Italy hầu như làm việc cả 365 ngày trong năm.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-10
 Kloty Jaswantsing, 38 tuổi, làm việc 11 giờ mỗi ngày trong một trang trại nhỏ ở làng Masone, tỉnh Reggio Emilia. Anh chịu trách nhiệm chăm sóc hơn 100 con bò.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-11
 Jaswantsing (trái) cho bò ăn, vắt sữa và tắm rửa cho những chú bò này hai lần một ngày. Do những con bò cần được vắt sữa mỗi ngày nên Jaswantsing rất bận rộn và không thể nghỉ dù chỉ một ngày.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-12
 6 tháng trước, vợ con của Jaswantsing đã đến Italy đoàn tụ với anh. Cuối cùng, Jaswantsing cảm thấy anh có thể ổn định cuộc sống ở nơi này.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-13
 Kumari Sudesh, 46 tuổi, vợ của ông Madan, chuẩn bị làm pho mát Parmesan.

Cuoc song cong nhan An Do lam pho mat truyen thong o Italy-Hinh-14
 Một công nhân chuẩn bị máy vắt sữa cho hơn 150 con bò tại trang trại Podere Padoa ở làng Rubiera, tỉnh Reggio Emilia.