Ăn cua phải vứt ngay 3 phần này kẻo rước độc vào thân

(Kiến Thức) - Có 3 bộ phận này của cua nhất định bạn phải bỏ đi, nếu không sẽ rước bệnh vào người. 

Bạn có thể ăn cua không?
Thịt cua, giống như thịt của các động vật có vỏ khác, là một loại thực phẩm giàu protein và ít chất béo. Có một số khác biệt trong các thành phần cụ thể của các loại cua khác nhau, nhưng các đặc điểm chung là tương tự.
Lấy cua lông làm ví dụ, (tên khoa học Eriocheir sinensis, hay còn gọi là cà ra, cua sông), protein trong thịt cua lông có thể lên tới 22% ~ 24%, và chất béo chỉ 3 ~ 4%. Những người giảm cân cũng có thể ăn nhiều hơn một chút. Kể cả phụ nữ mang thai cũng có thể ăn thịt cua, miễn là nguyên liệu tươi, đảm bảo vệ sinh, nấu chín thì sẽ không có hại.
Thế nếu bạn bị dị ứng với hải sản, bị tăng axit uric trong máu hoặc thậm chí là bệnh gút, tốt nhất bạn chỉ nên nhìn người khác ăn cua. Người già, trẻ sơ sinh và những người có chức năng tiêu hóa yếu cũng nên ăn ít, tốt nhất là hạn chế ăn, không ăn.
An cua phai vut ngay 3 phan nay keo ruoc doc vao than
 Ảnh minh hoạ.
Gạch cua là gì? Ai không ăn được gạch cua?
Gạch cua là gan tụy (Hepatopancreas) và tuyến sinh dục của cua, phần này của cua béo, nhiều chất dinh dưỡng, có mùi vị rất thơm ngon. Gạch đỏ của cua cái cũng bao gồm cả buồng trứng, trong khi phần này của cua đực chứa cả tuyến sinh dục phụ của nó. Hầu hết mọi người đều có thể ăn được những bộ phận này.
Chất béo trong gạch cua tương đối cao, nhưng gạch cua không nhiều. Hơn nữa, quá nửa chất béo trong cua là các axit béo không no tương đối tốt cho sức khỏe, đồng thời có thể bổ sung một số EPA và DHA.
Song, có hai nhóm người thực sự không thích hợp để ăn gạch cua. Một là những người bị rối loạn mỡ máu và tăng cholesterol máu. Cholesterol trong trứng cua cao hơn.
Thứ hai là phụ nữ mang thai. Gan và tuyến tụy rất dễ tích tụ các kim loại nặng như cadmium và các chất ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls, có hại cho sự phát triển của thai nhi. Thai phụ nên ăn ít hoặc không ăn gạch cua để đảm bảo sức khoẻ thai kỳ.
An cua phai vut ngay 3 phan nay keo ruoc doc vao than-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ.
Bộ phận nào của cua tuyệt đối không được ăn?
Thứ nhất là mang cua, đây là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài và dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác.
Thứ hai là phần nửa trước của mai cua và hình tam giác dưới mắt là dạ dày của cua, còn một dải màu đen là ruột cua, đây là bộ phận tiêu hóa cũng dễ tích tụ chất bẩn nên cố gắng tránh.
Thứ ba là bộ phận được cho là tim cua - phần này có hình lục giác, nằm giữa mình cua, có màu vàng và được bao phủ bởi màng đen. Theo quan niệm dân gian, đây được coi là phần "lạnh" nhất của cua, ăn vào dễ bị nhiễm hàn, tốt nhất nên vứt bỏ.
Lưu ý khi ăn cua phải tuân theo là gì?
Điều quan trọng nhất là đảm bảo cua trước khi chế biến phải tươi sống, lúc sử dụng cua phải được nấu chín kỹ. Tại sao? Vì sau khi cua không tươi, bị ươn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và ăn mòn các axit amin trong thịt cua.
Lúc này, không chỉ mùi vị và độ ngậy của thịt cua bị giảm đi rất nhiều mà còn sản sinh ra một số amin sinh học có hại cho cơ thể con người, dễ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng và trong trường hợp nặng, nó có thể gây sốc và suy nội tạng.
An cua phai vut ngay 3 phan nay keo ruoc doc vao than-Hinh-3
Ảnh minh hoạ. 
Thêm vào đó, có nhiều vi khuẩn gây bệnh trong thủy hải sản có vỏ, dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, dù ngâm rượu hay ngâm nước muối cũng không thể có tác dụng khử trùng.
Ngoài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Escherichia coli thông thường và nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, cua còn có thể mang Virus norovirus và virus viêm gan A. Hai bệnh này rất dễ lây lan và có thể khiến nạn nhân bị nôn mửa và tiêu chảy. Vì vậy, dù là cua, ghẹ hay các loại hải sản khác, nên nấu chín trước khi ăn. Hãy nhớ, ngon nhưng cũng phải an toàn.

Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ...úp nồi (Nguồn video: THĐT)

Pfizer xin cấp phép vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi: Sự thật hiệu quả sao?

(Kiến Thức) - Pfizer và đối tác BioNTech đã nộp dữ liệu thử nghiệm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ để đề nghị cấp phép. Hiệu quả của vắc xin đối với trẻ ở nhóm tuổi này ra sao?

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?
 Ngày 28/9 vừa qua, các hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức thông báo đã bắt đầu đệ trình dữ liệu lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ em từ 5-11 tuổi. 

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-2
 Theo thông báo của 2 hãng dược phẩm này, "những dữ liệu đã được chia sẻ với FDA để cơ quan này xem xét bước đầu".

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-3
Thông báo trên được đưa ra sau khi Pfizer công bố kết quả thử nghiệm vắc xin giai đoạn 2 và 3 trên trẻ em trong độ tuổi này.  

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-4
 Trong thử nghiệm, Pfizer thu thập dữ liệu từ 2.268 người tham gia từ 5-11 tuổi, được tiêm hai liều vắc xin cách nhau 21 ngày, tương tự như quy trình đối với nhóm từ 12 tuổi trở lên.

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-5
 Pfizer đã sử dụng liều 10 microgram cho trẻ 5-11 tuổi, bằng 1/3 so với liều lượng đã được sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. 

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-6
Vào ngày 20/9, hãng dược Mỹ Pfizer tuyên bố vắc xin phòng COVID-19 được thiết kế cho trẻ em đã được chứng minh là an toàn và còn mang lại phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở trẻ em trong độ tuổi 5-11, một tháng sau khi tiêm liều thứ hai.  

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-7
"Ở những người tham gia từ 5 đến 11 tuổi, vắc xin an toàn, dung nạp tốt và cho thấy phản ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ", Pfizer và BioNTech cho hay. 

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-8
 Tác dụng phụ mà vắc xin gây ra nhìn chung có thể so sánh với những phản ứng quan sát thấy ở những người tham gia trong độ tuổi 16 đến 25, bao gồm đau và sưng tại chỗ tiêm, nhức đầu, ớn lạnh và sốt.

Pfizer xin cap phep vac xin cho tre 5-11 tuoi: Su that hieu qua sao?-Hinh-9
 Tuy nhiên, thông cáo báo chí của Pfizer-BioNTech không đề cập đến khả năng viêm cơ tim, một tác dụng phụ hiếm gặp từng được quan sát thấy ở nam giới trẻ tuổi tiêm vắc xin mRNA.

Mời độc giả xem thêm video: Dự kiến sản xuất 100 triệu liều vắc xin Nano Covax mỗi năm (Nguồn video: THĐT)

Bà nội trợ dắt túi 5 mẹo để chọn đúng cua đồng 'chuẩn xịn'

Trên chợ mạng và các chợ đầu mối, chợ cóc, nhan nhản những tiểu thương rao bán cua. Ai cũng khẳng định đó là cua đồng xịn khiến người tiêu dùng bị tung hỏa mù, không biết đâu mới là cua đồng thật, cua đồng giả.

Tại chợ đầu mối 365 Hà Đông, Hà Nội, cứ sáng sớm tinh mơ, chị Hoàng Thị Loan, 38 tuổi lại về cả tải cua đồng để bán lẻ cho các tiểu thương.

Theo chị Loan cho biết, ngày nào chị cũng thu gom cua đồng từ nhiều hộ dân ở các vùng quê Thạch Thất, Từ Liêm, Ứng Hòa, Thường Tín… Vì thế mẻ cua đồng nào nhà chị bán ra cũng là mẻ cua đồng xịn. Tuyệt đối chị nói không với cua công nghiệp, cua nuôi.