Aleppo - “Trận Stalingrad mới” quyết định cục diện ở Syria

Tất cả các bên liên quan tới cuộc nội chiến Syria đều đang "hội tụ" về Aleppo và đây được dự báo là trận chiến quyết định cục diện xung đột.

Nội chiến Syria đã kéo dài hơn bốn năm, nhưng cuộc đụng độ ác liệt nhất có lẽ sẽ chỉ diễn ra trong ít ngày tới, khi các bên liên quan liên tục có động thái tăng cường sức mạnh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng: Giành cho được quyền kiểm soát Aleppo.
Aleppo - “Tran Stalingrad” quyet dinh cuc dien o Syria
Aleppo sẽ là trận chiến quyết định đối với các bên có liên quan tại Syria. Ảnh: Reuters.
Tầm quan trọng của Aleppo là điều không phải bàn cãi. Đây là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Syria. Đối với Damascus, giành lại được Aleppo đồng nghĩa với việc có được hành lang bảo đảm an toàn cho cả vùng duyên hải phía Tây - được xem “căn cứ địa” của lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, cộng đồng sắc tộc Alawite. Từ bàn đạp Aleppo, quân chính phủ cũng sẽ có điều kiện thuận lợi mở các cuộc tấn công nhằm thẳng vào Raqqa “thủ phủ” của IS, đánh chiếm các khu vực do quân nội dậy kiểm soát.
Đối với IS, chiếm được Aleppo đồng nghĩa với việc quân khủng bố có được cơ hội mở rộng phạm vi “Nhà nước” mà tổ chức này tự tuyên bố. Một khi nắm trong tay quyền kiểm soát Aleppo, quân khủng bố sẽ cắt đứt được tuyến đường vận chuyển huyết mạch của quân nổi dậy tại đây. IS khi đó cũng đóng cửa hoàn toàn tuyến đường nối thông sang Thổ Nhĩ Kỳ, tạo hành lang kết nối với “sào huyệt” của quân khủng bố ở Raqqa.
Lực lượng chống chính quyền được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước tại khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia… cũng luôn để mắt tới Aleppo, với vị trí địa lý ngay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, giáp ranh với khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria và quan trọng hơn cả là có một sân bay chiến lược tại đây. Để thành phố chiến lược này thất thủ dù là rơi vào tay phiến quân IS hay Damascus, liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu sẽ rất khó có cơ hội lật ngược thế cờ trong các bước can dự tiếp theo.
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của Aleppo, các lực lượng bên trong Syria luôn tìm cách khẳng định sức mạnh, tại đây. Đó là lý do mà tại sao Aleppo là nơi chứng kiến thế chân kiềng, với sự hiện diện của cả quân đội chính phủ, IS lẫn các nhóm nổi dậy.
Mọi ánh mắt đang đổ dồn về Aleppo
Truyền thông khu vực ngày 14/10 dẫn lời các nguồn tin tình báo nói rằng, không quân Nga, binh sĩ thuộc Vệ binh Cộng hòa Iran, các tay súng thuộc cánh vũ trang Hezbollah cùng quân đội Syria đang tập trung mọi nguồn lực nhằm thực hiện thắng lợi “Chiến dịch giải phóng Aleppo”. Các máy bay do thám của Nga đã thực hiện nhiều chuyến bay thị sát trong nhiều giờ qua, tập trung vào các mục tiêu, công sự của cả IS và quân nổi dậy ở bên trong và khu vực lân cận Aleppo. 1.500 binh sĩ Iran cũng đã có mặt ở Syria và sẵn sàng cho trận đánh có tính chất quyết định.
Aleppo - “Tran Stalingrad” quyet dinh cuc dien o Syria-Hinh-2
Máy bay Nga tham gia các chiến dịch không kích quân khủng bố tại Syria. Ảnh: Sputnik.
Trên thực địa, lực lượng bộ binh Syria, các chiến binh Hezbollah từ các mũi hướng khác nhau cũng áp sát các phòng tuyến của quân khủng bố. Cuộc phản công quy mô lớn mà quân đội Syria (được sự hỗ trợ của không quân Nga) phát động những ngày gần đây tại Homs, Hama, Idleb cũng là hướng đến mục tiêu then chốt: Mở đường đánh chiếm, kiểm soát Aleppo. Nguồn tin cũng cho biết, chiến dịch “Giải phóng Aleppo” sẽ được triển khai trong vài ngày tới, với kịch bản các đơn vị pháo binh Syria kết hợp với hỏa lực đường không từ máy bay Nga sẽ oanh kích, pháo kích ồ ạt, mở đường cho lực lượng bộ binh hỗn hợp đánh chiếm các cứ điểm của cả IS lẫn quân nổi dậy ở Aleppo.
Ở phía đối diện, khủng bố IS cũng đã mở các cuộc tấn công nhằm vào một số khu vực do quân nổi dậy kiểm soát nổi dậy gần Aleppo. Hôm 14/10, các cuộc giao tranh giữa hai bên đã nổ ra tại các thị trấn Ahras, Tel Jabin, cách phía bắc thành phố khoảng 12km. Quân chống chính phủ gần đây cũng đã nhận được nguồn viện trợ vũ khí từ Mỹ và các đồng minh khu vực. Các thủ lĩnh nổi dậy cho biết, họ có trong tay nhiều tên lửa TOW chống tăng do nước ngoài cung cấp, với tầm bắn lên tới 3.0km. Saudi Arabia tuyên bố mới chuyển cho phiến quân 500 tên lửa TOW. Chính thứ vũ khí này đã giúp quân nổi dậy hãm đà tiến công của quân chính phủ ở tỉnh Hama, giảm tốc độ hành tiến tới Aleppo. TOW từng được xem là thứ vũ khí chủ chốt để lực lượng này giành quyền kiểm soát nhiều khu vực từ quân đội Syria trong các cuộc tấn công đầu năm 2015. Loại vũ khí này được cho là “đặc biệt hiệu quả” khi tác chiến ở địa hình đồi núi miền Tây Bắc Syria như Hama, Idlib hay Aleppo.

Tổng thống Putin ở thế công trong nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Báo Đức Deutsche Witschafts Nachrichten nhận định Tổng thống Putin ở  thế tấn công trong cuộc nội chiến Syria  đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Báo Đức Deutsche Witschafts Nachrichten trong một bài viết đăng tải hôm 6/9 cho biết, tuy Tổng thống Putin ở thế tấn công trong cuộc nội chiến Syria, khi ông cực lực chỉ trích các chính sách của phương Tây ở Trung Đông nhưng sẵn sàng hợp tác với Mỹ để tìm ra giải pháp lập lại hòa bình ở khu vực.
Tong thong Putin o the tan cong trong noi chien Syria
Tổng thống Putin.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí

(Kiến Thức) - Bị phe Cộng hòa dồn ép và bị Nga “chiếu tướng” bằng nước đi gia tăng hiện diện quân sự, Tổng thống Obama lâm vào thế bí trong “ván cờ Syria”.

Tối 17/9, Tổng thống Obama đột ngột ghé thăm Ngoại trưởng Kerry tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này không hề có trong lịch làm việc của Tổng thống Obama. Nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry không được tiết lộ, nhưng chủ đề thảo luận chắc chắn là cuộc nội chiến Syria.
“Van co Syria”: Tong thong Obama dang lam vao the bi
Nước cờ "gia tăng hiện diện quân sự" ở Syria của Tổng thống Putin đã đẩy Tổng thống Obama vào thế bí. 
Tình hình Syria đột biến đến mức Washington phải xét lại cách tiếp cận hiện hành, điều mà người ta không thể nghĩ tới chỉ cách đây vài tuần. Mỹ đã phải “nói chuyện” với Nga về tình hình Syria, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, hai vị bộ trưởng quốc phòng Nga-Mỹ đã điện đàm với nhau, không chỉ một vài phút xã giao mà đó là cuộc điện đàm kéo dài tới 50 phút. Và chủ đề của cuộc điện đàm này cũng vẫn là cuộc nội chiến Syria.

Thương tâm số phận trẻ em Syria trong nội chiến

(Kiến Thức) - Trẻ em Syria đang sống trong tình cảnh khốn cùng, tính mạng luôn bị đe dọa trong nội chiến và trước các cuộc tấn công đẫm máu, chết người.

Thuong tam so phan tre em o Syria
 Một bé gái Syria bị thương đang tá túc tại một bệnh viện dã chiến ở vùng Douma do lực lượng nổi dậy chiếm giữ. Suốt những năm qua, cuộc nội chiến đã gây nhiều thiệt hại to lớn đối với cuộc sống người dân, đặc biệt là các trẻ em ở Syria.