Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Nhà Khoa học

Ai viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc“?

03/03/2021 14:57

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thấm đẫm tinh thần yêu nước, được viết năm 1861.

Theo Hà Sơn/ Zing

Cực nóng: Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới được giải mã?

Cuốn sách vàng ròng có nội dung hay nhất của triều Nguyễn viết gì?

Mãn nhãn cuốn sách bằng vàng vô giá nhất lịch sử VN

Kỳ bí căn bệnh “cuồng sách” gây ám ảnh giới thiên tài

 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc năm 1861. Ảnh: Báo Long An.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc năm 1861. Ảnh: Báo Long An.
Địa danh Cần Giuộc trong bài thơ thuộc tỉnh Long An ngày nay. Ngày 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc, nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, hạ được một số lính. Pháp liền dùng đại bác từ tàu chiến đậu trên sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Phía nghĩa quân hy sinh 15 người (có tài liệu ghi là 27 người). Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Ông đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như lời truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Địa danh Cần Giuộc trong bài thơ thuộc tỉnh Long An ngày nay. Ngày 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc, nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, hạ được một số lính. Pháp liền dùng đại bác từ tàu chiến đậu trên sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Phía nghĩa quân hy sinh 15 người (có tài liệu ghi là 27 người). Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Ông đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như lời truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Ngư tiều y thuật vấn đáp (ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú. Đây là truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu với 2 nhân vật chính của truyện, Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền, vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn làm ngư (người đánh cá), làm tiều (người đốn củi), sau đó gặp thầy truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời. Ngoài dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm, tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật để thức tỉnh dân tộc đang bị thực dân Pháp xâm lược. Ảnh: Hội Nhà văn.
Ngư tiều y thuật vấn đáp (ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú. Đây là truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu với 2 nhân vật chính của truyện, Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền, vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn làm ngư (người đánh cá), làm tiều (người đốn củi), sau đó gặp thầy truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời. Ngoài dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm, tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật để thức tỉnh dân tộc đang bị thực dân Pháp xâm lược. Ảnh: Hội Nhà văn.
Theo nhiều tư liệu, bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều được tác giả viết khi thành Gia Định bị thực dân Pháp chiếm năm 1859. Bài thơ lột tả được nỗi thống nhục của người dân mất nước với những câu: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây / Một bàn cờ thế phút sa tay / Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ bầy chim dáo dác bay / Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây / Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Theo nhiều tư liệu, bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều được tác giả viết khi thành Gia Định bị thực dân Pháp chiếm năm 1859. Bài thơ lột tả được nỗi thống nhục của người dân mất nước với những câu: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây / Một bàn cờ thế phút sa tay / Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ bầy chim dáo dác bay / Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây / Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Vương Tử Trực và Hớn Minh là 2 nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Theo nội dung cốt truyện, cả Hớn Minh và Vương Tử Trực đều là những người bạn tốt của Lục Vân Tiên. Ảnh: Hội Nhà văn.
Vương Tử Trực và Hớn Minh là 2 nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Theo nội dung cốt truyện, cả Hớn Minh và Vương Tử Trực đều là những người bạn tốt của Lục Vân Tiên. Ảnh: Hội Nhà văn.
Đây là 2 câu thơ trong bài thơ Than đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ này cũng chính là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Vốn là nhà nho yêu nước, bị mù không thể cầm vũ khí chống giặc, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng văn chương để “đánh giặc”. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Đây là 2 câu thơ trong bài thơ Than đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ này cũng chính là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Vốn là nhà nho yêu nước, bị mù không thể cầm vũ khí chống giặc, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng văn chương để “đánh giặc”. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) có tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Bà là nhà thơ, nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo nữ giới đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn mang tên Nữ giới chung do bà làm chủ bút. Ảnh: Hội Nhà văn.
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) có tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Bà là nhà thơ, nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo nữ giới đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn mang tên Nữ giới chung do bà làm chủ bút. Ảnh: Hội Nhà văn.

Top tin bài hot nhất

Top sáng chế thay đổi cả thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Top sáng chế thay đổi cả thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

15/05/2025 19:10
"Chấp nhận rủi ro, gỡ điểm nghẽn khoa học"

"Chấp nhận rủi ro, gỡ điểm nghẽn khoa học"

14/05/2025 13:16
Thạc sĩ Việt khám phá hướng mới tìm sự sống ngoài Trái đất

Thạc sĩ Việt khám phá hướng mới tìm sự sống ngoài Trái đất

15/05/2025 14:56
PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược số đông, dấn thân khoa học

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược số đông, dấn thân khoa học

15/05/2025 08:13
Xuất hiện 7 hố sụt ở Bắc Kạn, chuyên gia khuyến cáo an toàn

Xuất hiện 7 hố sụt ở Bắc Kạn, chuyên gia khuyến cáo an toàn

15/05/2025 20:24

Bạn có thể quan tâm

PGS.TSKH. Vũ Cao Minh người hồi sinh cho đá

PGS.TSKH. Vũ Cao Minh người hồi sinh cho đá

Đã 10 năm Hiếu làm “đôi chân” đưa bạn đến lớP. Ảnh: Hoàng Đông/Lao động thủ đô.

Hành trình tấm bằng giỏi của nam sinh bạn cõng đến trường

Xuất hiện 7 hố sụt ở Bắc Kạn, chuyên gia khuyến cáo an toàn

Xuất hiện 7 hố sụt ở Bắc Kạn, chuyên gia khuyến cáo an toàn

Top sáng chế thay đổi cả thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Top sáng chế thay đổi cả thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Thạc sĩ Việt khám phá hướng mới tìm sự sống ngoài Trái đất

Thạc sĩ Việt khám phá hướng mới tìm sự sống ngoài Trái đất

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược số đông, dấn thân khoa học

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược số đông, dấn thân khoa học

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status