Ai là chủ khách sạn cao nhất Phú Yên vừa được rao bán 500 tỷ đồng?

(Kiến Thức) - Khách sạn Cendeluxe vừa được rao bán từng thuộc sở hữu của "đại gia" Võ Thị Thanh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo) trước khi bị Cục Thi hành án dân.

Đầu tháng 7, Công ty CP Bán đấu giá tài sản Việt Tín (TP.Tuy Hòa) có thông báo về việc bán đấu giá 3 tài sản của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên. Giá khởi điểm của 3 tài sản này được đưa ra vào khoảng 650 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong các hạng mục bán đấu giá lần này có khách sạn 5 sao CenDeluxe cao 17 tầng, trung tâm hội nghị triển lãm Thuận Thảo và các tài sản gắn liền với đất nhà nước cho thuê theo hình thức trả tiền hàng năm được rao giá khoảng 500 tỷ đồng. Tài sản này thuộc sở hữu của "đại gia" Võ Thị Thanh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo) trước khi bị Cục Thi hành án dân.
Ai la chu khach san cao nhat Phu Yen vua duoc rao ban 500 ty dong?
 Khách sạn 5 sao Cendeluxe cao nhất tỉnh Phú Yên. Ảnh: Người đua tin
Công ty CP Thuận Thảo và khách sạn 5 sao Cendeluxe là những tên tuổi nổi tiếng của tỉnh Phú Yên gắn liền với nữ doanh nhân Võ Thị Thanh.
Khởi nghiệp từ một tổng đại lý phân phối hàng hóa trong những năm 1985 - 1996 với hai lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải và thương mại. Tháng 01/1997, bà Võ Thị Thanh thành lập doanh nghiệp Vận tải và Thương mại Thuận Thảo với 05 xe tải.
Sau khi thành lập, Công ty Thuận Thảo phát triển nhanh chóng, trở thành biểu tượng của tỉnh Phú Yên khi tiên phong tạo nên nhiều cái "đầu tiên": Siêu thị tư nhân đầu tiên tại Phú Yên, bến xe khách tư nhân đầu tiên của Việt Nam…

Video: BIDV bán đấu giá tài sản siết nợ của 'bông hồng vàng' Phú Yên. Nguồn: Tin tức VTV. 

Ai la chu khach san cao nhat Phu Yen vua duoc rao ban 500 ty dong?-Hinh-2
 Nữ doanh nhân Võ Thị Thanh. Ảnh: Tintucphuyen
Cho đến trước năm 2010, Thuận Thảo vẫn thể hiện tham vọng tăng trưởng nhanh như vũ bão thông qua việc đầu tư vào bất động sản. Cụ thể, Công ty Thuận Thảo đã liên tục xây dựng hàng loạt dự án bất động sản như Resort&Spa Golden Beach, khu vui chơi giải trí Thuận Thảo, Khách sạn 5 sao Cendeluxe, nhà hát Sao Mai…
Năm 2011, Thuận Thảo tiếp tục thành lập công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn để thực hiện các dự án bất động sản tại huyện Bình Chánh (Tp.Hồ Chí Minh). Sau khi thành lập, công ty được UBND TP.HCM phê duyệt làm chủ đầu tư dự án khu nhà ở xã hội Tây Sài Gòn. Ngoài dự án này, công ty còn tham vọng mở rộng đầu tư, phát triển hàng loạt các dự án bất động sản du lịch như: Khách sạn 5 sao Cendeluxe, Thuận Thảo Land, Resort & Spa Golden Beach, Nhà hát Sao Mai… tại TP.Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).
Nhờ những thành công đó, từ năm 2006 - 2011, bà Võ Thị Thanh liên tục nhận được giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - cúp Bông hồng Vàng.
Tuy nhiên, chính việc mở rộng, đầu tư sang các dự án bất động sản đúng giai đoạn khủng hoảng kinh tế đã đẩy Thuận Thảo sa lầy vào thua lỗ.
Theo nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Thuận Thảo, kế hoạch doanh thu năm 2019 là 48,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế là 170 tỷ đồng.
Theo Zing.vn, nhiều năm trở lại đây Thuận Thảo liên tục phải hoạt động trong tình trạng khó khăn, doanh thu không đủ bù chi phí, trong khi mỗi năm công ty này đều phải chi hơn 100 tỷ đồng chỉ để trả lãi ngân hàng. Công ty cũng cho biết đang xem xét việc mua bán nợ để tìm kiếm nhà đầu tư, xử lý các tài sản thế chấp nhằm cơ cấu lại tài chính.
Năm 2018 Thuận Thảo lỗ 190 tỷ đồng.

Phút huy hoàng trước khi phá sản của “bông hồng vàng” Phú Yên

(Kiến Thức) - Từ doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải khu vực miền Trung, Công ty cổ phần Thuận Thảo (GTT) rơi vào thua lỗ kéo dài, âm vốn chủ sở hữu, nợ đọng nhiều năm… khiến nữ đại gia Phú Yên thành con nợ nghìn tỷ.

Mới đây, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá các khoản nợ của công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn của nữ đại gia Phú Yên Võ Thị Thanh và 95 khách hàng cá nhân có liên quan.

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo, là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng. Bà từng được tôn vinh vì nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng Thuận Thảo thành công ty nghìn tỷ. Với những thành tích đạt được, bà Thanh được vinh danh là “Bông hồng vàng”.

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Ảnh: Internet.
 Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Ảnh: Internet.

Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2004 với mục tiêu lấn sân bất động sản sau “đại thắng” trong vận tải hành khách. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dựng công trình dân dụng. Sau gần 10 năm hoạt động, công ty được UBND TP.HCM phê duyệt làm chủ đầu tư dự án khu nhà ở xã hội Tây Sài Gòn.

Quá khứ huy hoàng…

Thời hoàng kim của công ty nữ đại gia Phú Yên nằm trong giai đoạn từ năm 2009 trở về trước, sau khi chuyển từ mô hình doanh nghiệp vận tải lên thành công ty TNHH (tháng 10/2007) và tiếp đến là CTCP (tháng 12/2009).

Đây cũng là giai đoạn GTT liên tục tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới như: dịch vụ lữ hành, chăm sóc sắc đẹp, sản xuất nước uống đóng chai và đặc biệt là bất động sản với tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Trong đó, năm 2004, GTT đưa vào hoạt động nhà máy nước đóng chai Suga và Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo (21.865m2).

Năm 2007, GTT khánh thành Trung tâm hội nghị - triển lãm - dịch vụ du lịch Thuận Thảo và siêu thị Thuận Thảo (2.000m2).

Năm 2008, GTT đưa vào hoạt động Resort & Spa Golden Beach và Khu vui chơi giải trí Thuận Thảo Land.

Năm 2009, GTT khánh thành Khách sạn 5 sao Cendeluxe và Nhà hát Sao Mai (3.500 chỗ ngồi).

Năm 2010, GTT ký bản ghi nhớ với Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên về việc đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu (quy mô 100 ha) với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Thời điểm này, vốn điều lệ của GTT đã lên tới 435 tỷ đồng.

Năm 2011, GTT triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Đà Bàn (20ha) với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hàng loạt những dự án đầu tư khủng trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của GTT bắt đầu sa sút.

… Đến thua lỗ nghìn tỷ do đầu tư đa ngành

Theo SGĐT, liên tiếp trong 3 năm 2011-2013, lợi nhuận của GTT chỉ đạt trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm và bắt đầu nếm "mùi" thua lỗ kể từ năm 2014 trở đi. Tháng 3/2016, HOSE quyết định đưa GTT vào diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế 2 năm liên tiếp 2014 và 2015 là con số âm.

Đến tháng 4/2016, HOSE tiếp tục có thêm quyết định đưa GTT vào diện hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 30/5/2016, do tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Cụ thể, trong năm 2015, GTT thua lỗ hơn 121 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 161,11 tỷ đồng và khoản 317,54 tỷ đồng chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ gốc cho vay và lãi vay phải thu của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn (NSG).

Do đó, sau khi phải trích lập khoản nợ này, tại ngày 31/12/2015, GTT ghi nhận tổng số lỗ hơn 621,5 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp là 435,03 tỷ đồng (thuộc trường hợp CK bị hủy niêm yết bắt buộc). Từ mức giá 20.000 đồng/CP ngày chào sàn, GTT chia tay HOSE với mức giá trong phiên giao dịch cuối cùng 400 đồng/CP.

Đỉnh điểm, đến tháng 2/2017, cục Thuế Phú Yên – Cơ quan quản lý thuế của CTCP Thuận Thảo - đã có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp này. Quyết định này có hiệu lực đến hết tháng 2/2018.

Khi đó, Phó Cục trưởng cục Thuế – ông Công Văn Lãnh cho biết, tính đến cuối năm 2016, công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế 119 tỷ đồng, trong đó hơn 116 tỷ nợ trên 90 ngày, nhưng doanh nghiệp không trả.

Cho đến cuối năm 2017, số dư nợ thuế của Thuận Thảo không hề giảm mà còn tiếp tục tăng lên. Báo cáo tài chính quý IV/2017 do doanh nghiệp công bố cho thấy, tổng số tiền phải nộp ngân sách Nhà nước của Thuận Thảo là 124,5 tỷ đồng, riêng thuế GTGT gần 60 tỷ đồng và các khoản phí phải nộp khác là 57,4 tỷ đồng.

Dù không còn được phát hành hóa đơn nữa, nhưng từ khi quyết định cưỡng chế của cục Thuế Phú Yên có hiệu lực, CTCP Thuận Thảo vẫn tiếp tục kinh doanh. Mỗi hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ từ đầu tháng 3/2017 tới nay đều phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ, thông báo cho phép của cục Thuế Phú Yên đồng thời Thuận Thảo phải cam kết nộp ngay tiền thuế bằng 18% tổng doanh thu trên hóa đơn.

Tính đến hết tháng 12/2017, Thuận Thảo báo lỗ thêm gần 160 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên 1.079 tỷ đồng - vượt xa mức vốn điều lệ là 435 tỷ đồng. Doanh thu sụt giảm mạnh trong năm do doanh nghiệp của bà Võ Thị Thanh chấp nhận đóng cửa một số mảng kinh doanh so với trước đây.

Trong bản giải trình nguyên nhân thua lỗ, những lý do cố hữu tồn tại thời gian dài vừa qua vẫn được nêu lên: "Các tài sản của công ty đã hoạt động nhiều năm, xuống cấp, trong khi đó công ty không tiếp cận được vốn vay để có nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, đầu tư bổ sung để phát huy hiệu quả kinh doanh".

Lãnh đạo Thuận Thảo cũng nhiều lần lên tiếng thừa nhận sai lầm trong việc đầu tư bất động sản như dự án Khu sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Chưa hết, dự án khách sạn từng được coi là biểu tượng của Phú Yên nhưng quá tầm so với thị trường địa phương. Tài sản của GTT, bao gồm các dự án đang triển khai như Công viên văn hóa du lịch Thuận Thảo và resort tại Phú Yên... đều đã được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Hiện tại, ngoài khoản nợ xấu 2.200 tỷ đồng tại Thuận Thảo Nam Sài Gòn đang bị rao bán, BIDV Phú Tài cũng là chủ nợ lớn nhất của Thuận Thảo với khoản vay 234 tỷ đồng (81,2 tỷ vay ngắn hạn và 152,7 tỷ vay dài hạn).

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán: BID) mới đây lại tiếp tục thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá các khoản nợ của Công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân có liên quan. Tổng dư nợ gốc hơn 1.208 tỷ đồng và tổng dư nợ lãi (tạm tính đến 31/12/2017) là hơn 1.070 tỷ đồng tại BIDV.

4 tài sản đảm bảo cho các khoản nợ được rao bán với giá khởi điểm dự kiến là 845 tỷ đồng, bao gồm 5,2 triệu cổ phiếu CTCP Thuận Thảo thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh và 3 bất động sản tại TPHCM.

Ba bất động sản này nằm tại các địa chỉ: 100B, đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1 (diện tích đất trên 275 m2 và diện tích sàn trên 212 m2); tại Khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, (16,6 ha đất); tại Khu phố 4, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, (5,4 ha đất).

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay ngày 29/7: USD tăng, Euro giảm

Các nhà đầu tư sẽ tập trung sự chú ý vào quyết định của Cục Dự trữ Liên bang, dự kiến sẽ đưa ra mức cắt giảm lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ.

Chỉ số đô la Mỹ đã tăng 0,2% tại 97,72, sau khi trước đó đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 ở mức 97,83. Chỉ số này đã tăng 0,9% trong tuần sau khi tăng khoảng 0,4% trong tuần trước đó.

Dữ liệu cho thấy GDP của Mỹ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,1% trong quý hai, yếu hơn tốc độ 3,1% trong quý đầu tiên nhưng mạnh hơn mức dự báo 1,8% của các nhà kinh tế. Điều này có khả năng sẽ củng cố lập trường hạ lãi suất của nhà hoạch định chính sách từ Fed.

Đồng đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong hai tháng vào thứ Sáu khi dữ liệu tăng trưởng tốt hơn dự báo, đã không làm thay đổi kỳ vọng về lãi suất của Fed trong bối cảnh rủi ro từ xung đột thương mại và làm giảm nhu cầu toàn cầu.

Ty gia ngoai te hom nay ngay 29/7: USD tang, Euro giam
 

Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow đã nói rằng mặc dù có những lo ngại về việc các quốc gia can thiệp vào đồng nội tệ của họ, Chính phủ Mỹ vẫn loại trừ các chính sách can thiệp tiền tệ.

Theo giới quan sát, ông Kudlow phải đề cập tới việc này nhằm phủ nhận những đồn đoán rằng Tổng thống Trump sẽ có động thái can thiệp lên tỷ giá đồng USD.

Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích Fed vì động thái nâng lãi suất, điều làm tăng nhu cầu đối với đồng USD và qua đó đẩy giá trị của đồng bạc xanh đi lên. Nhưng ông vẫn ca ngợi đồng nội tệ mạnh của Mỹ, nói rằng bất chấp điều này, kinh tế Mỹ vẫn đang hoạt động rất tốt trong khi các quốc gia khác lại suy yếu.

Đồng euro đã giảm 0,16% xuống 1.1125, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tháng là 1.1112. Đại diện ECB, Chủ tịch Mario Draghi cho biết ngân hàng đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 và xem xét các lựa chọn khác để nới lỏng.

Trong tuyên bố của mình ECB cho biết, lãi suất chỉ đạo của ECB vẫn giữ nguyên như hiện nay, hoặc các mức thấp hơn, ít nhất cho đến nửa đầu năm 2020.

Tuy nhiên, ECB cũng cho biết có thể mở một gói nới lỏng định lượng (QE) mới trong bối cảnh lạm pháp vẫn rất thấp so với mục tiêu đặt ra, đồng thời cam kết tìm cách để giảm thiểu tác động của lãi suất âm đối với các ngân hàng.

Đồng bảng Anh đã giảm 0,6% xuống còn 1.2377, sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nói với thủ tướng mới của Anh, ông Vladimir Johnson, rằng một thỏa thuận đạt được bởi người tiền nhiệm Theresa May là thỏa thuận Brexit tốt nhất và duy nhất.

Ngày 26/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.079 đồng (tăng 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.714 đồng (không đổi).

Đầu giờ sáng 26/7, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietinbank: 23.152 đồng (mua) và 23.272 đồng (bán). ACB: 23.140 đồng (mua) và 23.260 đồng (bán).