AHLĐ Hoàng Đức Thảo: “BUSADCO thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất"
"BUSADCO xác lập 13 kỷ lục Việt Nam và thế giới. Liên minh kỷ lục thế giới đã xác lập kỷ lục thế giới cho cá nhân TGĐ Hoàng Đức Thảo “…người có nhiều bằng sở hữu trí tuệ nhất thế giới” và tập thể BUSADCO “Doanh nghiệp nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm về KHCN với số lượng nhiều nhất thế giới”.
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu tham luận: “BUSADCO là doanh nghiệp khoa học công nghệ với việc thúc đẩy sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh” của Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo - Tổng giám đốc Công ty CP KHCN Việt Nam (BUSADCO) tại Hội nghị Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vào ngày 15/9 tới.
Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (BUSADCO) tiền thân là công ty Thoát nước và PTĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - doanh nghiệp KH&CN đầu tiên tại Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến tháng 3/2021, BUSADCO đã tạo ra 70 sản phẩm KHCN được Sở KH&CN Bà Rịa Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận. Doanh thu hàng năm bình quân 400 tỷ đồng, trong đó kết quả hoạt động KH&CN chiếm tỷ lệ 85% doanh thu.
Đến nay, chúng tôi đã ban hành 29 tiêu chuẩn cơ sở; góp phần thiết lập 18 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) từ công nghệ, giải pháp kỹ thuật và sản phẩm BUSADCO và 14 Chứng chỉ của các Bộ, ngành.
Về sở hữu trí tuệ: đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp 103 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích và chấp nhận đơn, 224 bằng kiểu dáng công nghiệp và chấp nhận đơn.
Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo - Tổng giám đốc Công ty CP KHCN Việt Nam (BUSADCO).
Trong những năm qua, BUSADCO đã ký kết 1.837 hợp đồng cung cấp ứng dụng sản phẩm Khoa học và công nghệ vào các công trình xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, nông thôn; Bảo vệ môi trường; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Cụ thể:
Ứng dụng trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị: 1.546 hợp đồng; gồm 74.693 hệ thống hố ga thu nước mưa, ngăn mùi kiểu mới và giếng thăm liên kết mối nối cống, 189,579km hào kỹ thuật bê tông thành mỏng đúc sẵn;
Ứng dụng trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng nông thôn: 171 hợp đồng; gồm 4.413 hệ thống bể phốt, 308,527km kênh mương bê tông cốt thép, bê tông cốt phi kim thành mỏng đúc sẵn, 10,3km rãnh giao thông bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn); biển báo nước lũ 850 cái.
Ứng dụng trong Bảo vệ môi trường: 124 hợp đồng, gồm 97 hệ thống thiết bị Cụm tời thông tắc, nạo vét cống ngầm thoát nước đô thị; ứng dụng tại 45/63 tỉnh thành, bước đầu xuất khẩu sang Lào và Malaysia; 1 trạm xử lý nước thải tập trung tại Diễn Châu, Nghệ An cho hơn 1000 hộ dân; 1 trạm xử lý nước thải cho cụm nhà hàng, khách sạn khu du lịch Xuyên Mộc;
Ứng dụng trong xây dựng Phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu: 14 hợp đồng; với 12,711km cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển; Ứng dụng xây dựng dân dụng và công nghiệp: 06 hợp đồng với 44 căn nhà lắp ghép cốt phi kim.
Các sản phẩm KHCN của Busadco hiện đã có mặt tại 50/63 tỉnh thành trên cả nước; Đã xuất khẩu sang Lào và Malaysia.
Từ kết quả hoạt động Khoa học và công nghệ, Busadco đã được trao tặng: 9 giải thưởng trong nước, trong đó có 7 giải thưởng VIFOTEC; 17 giải thưởng quốc tế, trong đó có các giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng xuất sắc toàn cầu của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (năm 2012); Giải đặc biệt của Tổ chức sáng tạo quốc tế tại Hàn quốc (năm 2009); 4 giải WIPO của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (năm 2010, 2013, 2014).
Từ các thành tích xuất sắc về KH&CN, năm 2011 và năm 2013 đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho tập thể và cá nhân; năm 2016 được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho cụm công trình: “Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”.
BUSADCO đã xác lập 13 Kỷ lục Việt Nam và thế giới; gần đây nhất, vào tháng 12/2020, Liên minh kỷ lục thế giới đã xác lập kỷ lục thế giới cho cá nhân Tổng giám đốc Hoàng Đức Thảo “…người có nhiều bằng sở hữu trí tuệ nhất thế giới” và tập thể Busadco “Doanh nghiệp nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm về Khoa học công nghệ với số lượng nhiều nhất thế giới…”
BUSADCO 3 lần được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của năm: Năm 2012: Công ty Busadco đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2015: Sản phẩm cấu kiện lắp ghép bảo vệ sông, hồ và đê biển. Năm 2020: Công trình “Kè bảo vệ bờ hồ hoàn kiếm công nghệ bê tông cốt phi kim , thành mỏng , khối rỗng , liên kết module”.
Thời gian qua, do dịch bệnh COVID – 19, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nhưng với sự nỗ lực bản thân, sự sáng tạo, vượt khó khăn, BUSADCO đã dần khắc phục và phát triển bằng chính công nghệ do công ty tạo ra, đó là:
ĐượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao: Công nghệ bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn của BUSADCO đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Trước đó, ngày 25/1/2019 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025, trong đó có ưu tiên phát triển bê tông cốt sợi và các cấu kiện đúc sẵn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ xây dựng các công trình giao thông vận tải ven biển và hải đảo.
Thông thường sản phẩm mới thường khó tiếp cận thị trường do tâm lý e ngại của người tiêu dùng, kể cả cơ quan quản lý Nhà nước nhưng BUSADCO đang dần chinh phục những khách hàng khó tính nhất, những cơ quan quản lý nhà nước khắt khe nhất.
Đặc biệt, năm 2020, BUSADCO đã hoàn thành thi công Hạng mục kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm - là hạng mục quan trọng nhất thuộc dự án: Xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, thuộc loại công trình nhóm A cấp Quốc gia đặc biệt, ngoài việc phải tuân thủ theo các luật đầu tư và xây dựng còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Luật di sản văn hóa.
Công trình hoàn thành sau 65 ngày thi công, về đích trước 2 tháng so với thời gian yêu cầu của hồ sơ mời thầu, do biện pháp thi công không phải tát nước hồ; không dùng tường vây, đê bao; không thay đổi mực nước hồ; không phá vỡ kết cấu nền đất nguyên thổ bờ hồ; không làm đường công vụ (các phương tiện thi công di chuyển trên đường đi bộ hiện trạng); giữ nguyên hiện trạng cây xanh di sản xung quanh hồ; hạn chế tối đa ảnh hưởng tiếng ồn, bụi, không xả thải trong quá trình thi công; không ảnh hưởng đến giao thông đô thị và phố đi bộ quanh hồ. Không ảnh hưởng đến các công trình di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Từ thành công của kè Hồ Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội đã trao tặng 2 bằng khen cho BUSADCO và cá nhân TGĐ Hoàng Đức Thảo vì đã có thành tích trong tổ chức thực hiện công trình.
Tiếp nối thành công của kè Hồ Hoàn Kiếm, hiện nay BUSADCO đang triển khai thực hiện các công trình kè biển, kè sông tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận.
BUSADCO là hội viên tập thể đầu tiên của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong quá trình sáng tạo và phát triển KHCN, BUSADCO luôn nhận được sự động viên hỗ trợ tích cực của Liên hiệp các hội KHKT.
Thông qua những buổi hội thảo khoa học về công nghệ mới do Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức, sản phẩm KHCN của Busadco đã chứng minh được tính ưu việt cả về chất lượng lẫn giá trị kinh tế, được các nhà khoa học đánh giá cao.
Nhân dịp này, BUSADCO xin chân thành cảm ơn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ HỖ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh BRVT đã luôn ủng hộ, đồng hành cùng BUSADCO trong suốt thời gian qua, và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới.
Xác định được vai trò tiên phong của doanh nghiệp KHCN trong việc thúc đẩy sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo ra những sản phẩm KHCN phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước.
>>> Mời độc giả xem thêm video Công nghệ bảo quản táo hiện đại của Ba Lan:
Soi công nghệ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 Vingroup nhận chuyển giao độc quyền
Vingroup vừa nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất tạo nên cuộc cách mạng trong nghiên cứu chế tạo vắc xin.
Tập đoàn Vingroup cho biết vừa ký kết với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền sản xuất vắc xin công nghệ mRNA phòng COVID-19.
Theo thỏa thuận với Arcturus, Công ty CP công nghệ sinh học VinBioCare (Vingroup) sẽ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Alpha, Beta,...
VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, rất khác biệt so với công nghệ sản xuất vắc xin truyền thông.
Trẻ Hà Nội về quê bị kẹt lại do COVID -19 sẽ học thế nào?
Trẻ em ở Hà Nội về quê bị kẹt do COVID -19 có thể nhập học tại nơi đang cư trú, không nhất thiết phải tại trường các em đang theo học, nhằm giúp học sinh không bị lỡ dở việc học hành.
Chỉ còn vài ngày nữa, năm học mới 2021-2022 sẽ chính thức bắt đầu nhưng chị Nguyễn Thu Hà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa thể đón con trở lại Thủ đô. “Con được nghỉ hè, tình hình dịch bệnh Hà Nội phức tạp nên tôi cho con về Thanh Hóa, vừa để tránh dịch, vừa để con về thăm chơi với ông bà. Tuy nhiên, hiện Hà Nội vẫn giãn cách, tôi không thể về quê đón con” - chị Hà chia sẻ.
Học trực tuyến nhưng nhiều nỗi lo
Chị Hà cũng cho biết, nếu như con buộc phải ở lại Thanh Hóa mà vẫn tiếp tục học online theo chương trình của trường thì tôi phải mua máy tính. Hiện con đang học bằng điện thoại nhưng đã có dấu hiệu nhức mắt, rất hại cho mắt.
“Con mới học lớp 2 nên cách học trực tuyến vẫn còn bỡ ngỡ. Ông bà ở quê cũng không hiểu biết gì nhiều về máy tính, điện thoại hay internet. Điều đáng lo hơn là ông bà chỉ lo được việc ăn uống, ngủ nghỉ mà không thể kèm cặp, theo dõi con học trực tuyến. Bố mẹ ngồi bên con còn không tập trung, huống gì ông bà" - chị Hà băn khoăn và cho biết, vợ chồng chị vẫn đang tính toán và tìm hiểu quy trình đăng ký về quê theo chủ trương của tỉnh, chấp nhận cách ly tập trung rồi về nhà cùng con.
"Nếu vậy tôi hoặc chồng sẽ phải tạm nghỉ việc để chăm lo cho con học" - chị Hà chia sẻ.
Học sinh vẫn học trực tuyến tại quê nếu không kịp về Hà Nội. Ảnh minh họa.
Chị Đặng Cẩm Tứ, có con năm nay lên lớp 4 cũng đang ở với ông bà ngoại ở tỉnh Quảng Ninh tránh dịch COVID-19 cho hay: “Con có mang theo ipad nên nếu học trực tuyến thì sẽ học bằng ipad. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là không ai kèm cặp để con chủ động học trực tuyến. Chị Tú cho rằng chị cũng sẽ vẫn động viên con học “cho vui” chứ không kỳ vọng nhiều vào kết quả của việc học trực tuyến. Nếu kiến thức ổn lên lớp được thì lên lớp, không thì hết năm tôi cũng xin cho con học lại lớp 4. Vì tôi vẫn không tin học trực tuyến sẽ tiếp thu được đầy đủ kiến thức. Kiến thức không vững mà lên lớp thì khổ con lắm” - chị Tú bày tỏ.
Nhập học nơi cư trú
Con về quê và “mắc kẹt”, không thể trở lại Hà Nội cũng là tình cảnh của nhiều gia đình đang vướng phải hiện nay. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho học sinh có thể nhập học tại nơi đang cư trú, không nhất thiết phải tại trường các em đang theo học, nhằm giúp học sinh không bị lỡ dở việc học hành.