Ác mộng của "cô dâu chạy trốn" Triều Tiên ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cuộc sống của tôi ở Trung Quốc thật kinh khủng, "cô dâu chạy trốn" Triều Tiên Mi-young nhớ lại.

Câu chuyện về hành trình thoát khỏi "nhà chồng" ở Trung Quốc của "cô dâu chạy trốn" người Triều Tiên có tên Mi-yong đã được đăng tải trên tờ báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Bị lừa bán sang Trung Quốc làm dâu cho một gia đình, Mi-young (24 tuổi) đã tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi cuộc sống tù túng với “chồng” cũng như sự giám sát của một người phụ nữ lớn tuổi.
Trước đó, Mi-young đã vượt biên vào Trung Quốc với sự giúp đỡ của một “thương nhân”. Cô được hứa hẹn với công việc phục vụ bàn và hy vọng có thể gửi tiền về cho gia đình. 
Được biết, gia đình Mi-yong đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn kể từ khi cha cô bị đưa đến trại cải tạo lao động cách đây hai năm và công việc kinh doanh của cô thất bại.
Ac mong cua "co dau chay tron" Trieu Tien o Trung Quoc
 Một tổ chức phi chính phủ cho biết, cuộc sống của những người tị nạn Triều Tiên ở Trung Quốc trở nên nguy hiểm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: SCMP.
Cơn ác mộng của cô gái trẻ vẫn tiếp diễn sau khi sang Trung Quốc. “Thương nhân” giúp Mi-young vượt biên chính là một tay buôn người. Tên này đã đưa Mi-young tới nhà vợ chồng một kẻ môi giới khác. Họ đã nhốt Mi-young trong nhà cho tới khi cô chấp nhận chung sống với một người đàn ông Trung Quốc.
“Đôi vợ chồng đó nói với tôi rằng, việc chung sống với người đàn ông Trung Quốc đó là lựa chọn tốt nhất để có thể giúp gia đình tôi ở Triều Tiên. Họ đưa tôi đến một ngôi nhà có rất nhiều nam giới bị tàn tật và bảo tôi chọn một người làm “chồng”, Mi-young kể lại.
Mi-young chia sẻ, cô đã khóc rất nhiều bởi cô biết rằng hình phạt đang chờ đợi cô ở Triều Tiên còn đáng sợ hơn bởi cô đã tự ý đào tẩu.
“Cuộc sống (của tôi) ở Trung Quốc thật kinh khủng”, Mi-young nghẹn ngào.
Ac mong cua "co dau chay tron" Trieu Tien o Trung Quoc-Hinh-2
Ngày càng nhiều người Triều Tiên tới Thái Lan. Ảnh: SCMP.
May mắn, với sự giúp đỡ của tổ chức tình nguyện Helping Hands Korea, Mi-young và một phụ nữ Triều Tiên khác đã trốn khỏi Trung Quốc, sang Lào và tiếp tục vào Thái Lan bằng thuyền hồi đầu tháng 8/2017.
Khi Mi-young và bạn của cô đến Thái Lan vào ngày 9/8, họ đã được đưa tới một trung tâm tạm giữ những người nhập cư trước khi được đưa tới Đại sứ quán Hàn Quốc, theo một thỏa thuận “ngầm” giữa Thái Lan và Hàn Quốc.
Được biết, Hàn Quốc cấp quyền công dân tự động cho tất cả những người dân Triều Tiên. Do vậy, Mi-young và bạn cô đang chờ Đại sứ quán Hàn Quốc hoàn tất thủ tục để cho phép họ tái định cư ở thủ đô Seoul.
SCMP cho hay, Mi-yong và bạn cô là hai trong số ngày càng nhiều người Triều Tiên tới Thái Lan. Theo Reuters, trong nửa đầu năm 2017, 385 người Triều Tiên đã tới Thái Lan, so với con số 535 vào năm ngoái. Tuy nhiên, hành trình này ngày càng trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.
“Do Triều Tiên và Trung Quốc phối hợp kiểm soát biên giới, số lượng phụ nữ vượt sông Đồ Môn và Áp Lục đang giảm dần”, Tim Peters, đến từ tổ chức Help Hands Korea, cho biết.
Theo Peters, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm “ngăn chặn dòng người tị nạn” vào nước này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Trong năm qua, Trung Quốc đã âm thầm trục xuất số lượng lớn nhân viên cứu trợ người Hàn Quốc hậu thuẫn, bảo vệ và cung cấp chỗ ở cho những công dân Triều Tiên không có giấy tờ hợp pháp.
Tuy nhiên, vẫn có những tổ chức đang nỗ lực hỗ trợ những người phụ nữ tị nạn Triều Tiên ở Trung Quốc, giúp họ tiếp tục cuộc sống với người “chồng” ở Trung Quốc hoặc sang nước thứ ba.
Steve Kim, người sáng lập 318 Partners, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ chuyên cứu giúp những trẻ mồ côi Triều Tiên và những phụ nữ bị lừa bán ở Trung Quốc, cho hay bây giờ là thời điểm quan trọng nhất để giúp đỡ những người Triều Tiên ở Trung Quốc.
“Chúng tôi biết một khu vực có tới hơn 600 phụ nữ Triều Tiên đã bị lừa bán. Chúng tôi đã cử tình nguyện viện đến gặp họ và một vài người phụ nữ sẵn sàng chia sẻ với chúng tôi. Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn đang phải sống trong lo sợ và tuyệt vọng”, Kim nói.

Vì sao Trung Quốc đem quân áp sát biên giới Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Trung Quốc đem quân áp sát biên giới Triều Tiên và tập trận bắn đạn thật trong khu vực mà không hề có một lời giải thích.

Trung Quốc đem quân áp sát biên giới Triều Tiên dài 1.416 km và tiến hành tập trận bắn đạn thật trong khu vực. Chưa hết, Trung Quốc còn lên kế hoạch tập trận hải quân lớn chưa từng có ở vùng biển tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên.
Vi sao Trung Quoc dem quan ap sat bien gioi Trieu Tien?
Vì sao Trung Quốc đem quân áp sát biên giới với Triều Tiên? (Nguồn: Daily Express) 

Hãi hùng cảnh tượng trên đảo St.Martin sau siêu bão

(Kiến Thức) - Cảnh tượng trên đảo St.Martin không khác gì một "vùng chiến sự" sau khi siêu bão Irma càn quét qua nơi này.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma
 Hàng trăm cư dân trên đảo St. Martin đang cố gắng bắt đầu lại cuộc sống thường nhật sau khi siêu bão Irma tàn phá nơi này. Ảnh: Getty Images.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-2
 Nhiều cư dân và du khách mắc kẹt trên đảo St. Martin bật khóc khi chuẩn bị được đưa lên máy bay rời khỏi đảo. Ảnh: Reuters.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-3
 Nữ du khách trẻ bật khóc khi sắp rời St. Martin. Những người mắc kẹt trên đảo này mô tả tình trạng ở đây rất kinh khủng. Ảnh: Reuters.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-4
Nhiều du thuyền sang trọng xếp chồng lên nhau trên đảo St. Martin sau bão Irma. Ảnh: Reuters. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-5
Khung cảnh tiêu điều bên ngoài sân bay quốc tế nổi tiếng thế giới Princess Juliana ở Phillipsburg, St Martin. Ảnh: AP. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-6
 Được biết, ít nhất 35 người đã thiệt mạng sau khi siêu bão Irma quét qua những hòn đảo ở vùng Caribe. Ảnh: Getty Images.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-7
 Những khách sạn và biệt thự sang trọng gần bờ biển trên đảo St Martin bị hư hại nặng. Ảnh: Reuters.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-8
Một tòa nhà trên đảo bị tốc mái dưới sức gió giật mạnh 298 km/h của siêu bão Irma. Ảnh: Reuters. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-9
Quá trình sơ tán người dân và du khách rời khỏi đảo St Martin đang diễn ra khẩn trương. Ảnh: Reuters. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-10
Người dân mang theo túi xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ trên đảo St Martin. Ảnh: Getty Images. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-11
 Cảnh tượng tan hoang tại một khu dân cư trên đảo nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-12
 Các chuyên gia vẫn đang đánh giá mức độ thiệt hại do bão Irma gây ra sau khi quét qua đảo St Martin. Ảnh: Getty Images.

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-13
Đống đổ nát trên một bãi biển ở đảo St Martin. Được biết, chính quyền Pháp và Hà Lan đã điều động binh sĩ tới hòn đảo này để hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: Getty Images. 

Hai hung canh tuong tren dao St.Martin sau sieu bao Irma-Hinh-14
Một chiếc máy bay bị hư hại nằm trên đường băng ở đảo St. Martin. Ảnh: Getty Images. 

Trung Quốc sắp cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Trung Quốc có thể ủng hộ cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên, sau vụ Bình Nhưỡng thử hạt bom H ngày 3/9/2017.

Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Trung Quốc sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên cứng rắn hơn. Ngày 7/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần thực hiện các biện pháp kiềm chế Triều Tiên.
Tuy không cho biết những biện pháp mà Bắc Kinh sẽ thực hiện hoặc liệu Trung Quốc có đồng ý cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên hay không, nhưng ông Vương Nghị nói rằng "với diễn biến mới trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên phản ứng hơn nữa bằng cách thực hiện các biện pháp cần thiết".