F-22 đấu với HQ-9: “Mèo nào cắn mỉu nào” ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông, Mỹ có trong tay “Ác điểu” F-22, một công cụ hiệu quả chống lại hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.

Đó là nhận định của Dave Majumdar, biên tập viên quốc phòng của tạp chí Mỹ The National Interest.
“Ac dieu” F-22 dau voi HQ-9: “Meo nao can miu nao”?
Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc tích hợp những tính năng tốt nhất của  hệ thống S-300P (Nga), MIM-104 Patriot (Mỹ) mà Bắc Kinh có được nhờ Israel. 
Theo BTV Dave Majumdar, hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc tích hợp những tính năng tốt nhất của  hệ thống  S-300P (Nga), MIM-104 Patriot (Mỹ) mà Bắc Kinh có được nhờ Israel. Nó cũng được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động. Một đơn vị  HQ-9 có thể khóa 6 mục tiêu cùng một lúc, ở khoảng cách 120 dặm và độ cao gần 30 km. Hơn nữa, một số phiên bản của tên lửa đánh chặn HQ-9 được cho là có thể tấn công các mục tiêu cách xa 150 dặm. Trên thực tế, loại vũ khí này đủ mạnh để tạo ra một vùng cấm bay đối với các chiến đấu cơ  thông thường.
Chính vì vậy mà chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor là công cụ tốt nhất của Không quân Mỹ để đối phó với HQ-9 của Trung Quốc. Mặc dù ban đầu, F-22 Raptor được thiết kế để giành ưu thế trong các cuộc không chiến, loại máy bay này đã tỏ ra khá linh hoạt trong tác chiến. Thật vậy, trong những năm gần đây,  vai trò chính của F-22 Raptor đã “lấn sân” máy bay ném bom tàng hình B-2 của Northrop Grumman trong Lực lượng tấn công toàn cầu (Strike Task Force) của Mỹ vì khả năng vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương. Nhờ tính năng vượt trội này mà F-22 Raptor đã được sử dụng làm máy bay trinh sát, chỉ huy và kiểm soát của Không quân Mỹ trên không phận Iraq và Syria. Không quân Mỹ đã triển khai một phi đội F-22 Raptor viễn chinh từ căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska.
Hiện chưa rõ các chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor có được nâng cấp với  phần mềm cấp độ 5 (một phần mềm dự kiến được phát hành vào tháng 10/2015), nhưng chúng cũng có thể được trang bị các loại tên lửa AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM cũng như một hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động. Với phần mềm cấp độ 5,  phi công lái F-22 Raptor có thể sử dụng các loại vũ khí mới như tên lửa không đối không “ngoài tầm nhìn” AIM-9X. (Với phần mềm cấp độ 4, phi công F-22 Raptor có thể sử dụng tên lửa AIM-120D). Loại máy bay F-22 Raptor tích hợp đầy đủ các loại tên lửa AIM-9X và AIM-120D sẽ được trình làng trong năm 2018, cùng với khả năng xác định mục tiêu được nâng cấp đáng kể.
“Ac dieu” F-22 dau voi HQ-9: “Meo nao can miu nao”?-Hinh-2
F-22 Raptor là “vũ khí chết người” đối với các hệ thống tên lửa đất đối không như S-300 và S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. 
Với khả năng xác định mục tiêu được nâng cấp, F-22 Raptor quả là “vũ khí chết người” đối với các hệ thống tên lửa đất đối không như S-300 và S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. F-22 Raptor có thể nhanh chóng xác định vị trí của các hệ thống tên lửa phòng không (SAM) di động và tấn công tiêu diệt chúng từ cự ly an toàn, khi kết hợp sử dụng tốc độ cao và khả năng tàng hình ưu việt. Thật vậy, loại F-22 Raptor có thể duy trì tốc độ Mach 1.8+ mà không cần buồng đốt tăng tốc và chỉ hiển hiện trên màn hình radar đối phương với kích thước của một viên bi kim loại. Điều đó có nghĩa là F-22 có thể nhanh chóng xóa sổ một khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 với các loại bom thông minh được vệ tinh dẫn đường  SBD  250 cân Anh hoặc JDAM 1.000 cân Anh.
BTV Dave Majumdar kết luận: Việc Trung Quốc triển khai HQ-9 ở đảo Phú Lâm có thể cho phép Bắc Kinh đánh chặn lực lượng không quân của các nước láng giềng, nhưng sự xuất hiện của F-22 Raptor ở khu vực này đồng nghĩa với việc Không quân Mỹ vẫn có thể làm chủ không phận Biển Đông.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách gây hấn của Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng mạnh hơn trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Dong Nam A ngay cang “khong than thien” voi Trung Quoc
 Phản ứng trên tàu Philippines sau khi vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài hai năm qua, cuối cùng Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague cũng đã chấp nhận đơn kiện của Philippines và đứng ra xét xử vụ này, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. PCA tuyên bố rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của tòa và sẽ lắng nghe lập luận của Manila chống lại tuyên bố thâu tóm Biển Đông của  Trung Quốc, trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” vô cùng phi lý và trái với những qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia pháp lý tự tin rằng Philippines có thể giành chiến thắng trong vụ kiện này, khi PCA  bác bỏ phần lớn các lập luận của Trung Quốc trong các buổi điều trần sơ bộ.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông đầu năm 2016

(Kiến Thức) - Mới đầu năm 2016, Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông bằng vụ thử nghiệm hạ cánh máy bay dân dụng xuống đường băng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo giới phân tích, vụ máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh lần đầu tiên xuống đường băng trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam báo hiệu những lần hạ cánh tiếp theo của máy bay quân sự.
Trung Quoc khuay dong Bien Dong dau nam 2016
Đường băng dài 3.000 mét trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập cho phép tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc hạ, cất cánh.
Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể dẫn đến việc Bắc Kinh thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở đây, làm gia tăng căng thẳng với các cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông và Mỹ. Hành động của Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.