Ả-rập Xê-út "chơi rắn” trong các cuộc xung đột khu vực

(Kiến Thức) - Trong 11 tháng Vua Salman chèo lái con thuyền Ả-rập Xê-út, vương quốc dầu mỏ này đã theo đuổi "cách tiếp cận cứng rắn" đối với vấn đề an ninh khu vực.

Đó là nhận định của học giả Ahmad al-Obeid Mansoori trong một bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest.
A-rap Xe-ut
Dưới sự cai trị của Vua Salman, Ả-rập Xê-út thoe đuổi chính sách
"bảo thủ về đối nội và năng nổ về đối ngoại”. 
Theo tác giả Ahmad al-Obeid Mansoori,  sự cai trị của  Vua Ả-rập Xê-út Salman được đặc trưng bởi phương châm  "bảo thủ về đối nội và năng nổ về đối ngoại”, trong đó ban lãnh đạo ở Riyadh khá rạch ròi trong việc phân định “bạn thù”.
Thật vậy, khi nói đến chính sách đối ngoại, chiến lược của Riyadh ở nước láng giềng Yemen cũng như Iraq và Syria,  chính phủ của Vua Salman theo đuổi "đường lối cứng rắn" hơn trong các cuộc đàm phán và trong chính sách đối ngoại. Điều này có thể thể ảnh hưởng đến vị thế của Ả-rập Xê-út trong khu vực.
Tác giả Ahmad al-Obeid Mansoori khẳng định: "Tại đấu trường quốc phòng và an ninh, Ả-rập Xê-út sẽ khẳng định vai trò lãnh đạo. Nhưng trong các cuộc đàm phán và lĩnh vực ngoại giao,  Riyadh sẽ phải củng cố quyền lực của mình. Trong trường hợp thiếu môi giới  hòa bình,  Riyadh sẽ ‘nhường đất’ cho các nước Ả-rập và các nước khác, trong đó có các nước láng giềng như Oman, Qatar và Kuwait”.
Ả-rập Xê-út dường như không bận tâm đến những hậu quả của chính sách quyết đoán mà nước này đang theo đuổi. Chính vì vậy mà  Riyadh sẵn sàng hành động,  bất kể các đối tác phương Tây có ủng hộ hay không.
Học giả Mansoori  viết tiếp: "Các quan chức Ả-rập Xê-út trước đây thường khá nhún nhường về vai trò của Riyadh trong các vấn đề quốc phòng và an ninh khu vực, thực hiện cải cách và hỗ trợ các đồng minh phương Tây..., nhưng họ lại nhận được khá nhiều những lời chỉ trích và sự khinh miệt trong phương tiện truyền thông phương Tây. Chính phủ mới ở Riyadh không cần chiều lòng các đồng minh phương Tây và theo đuổi lợi ích quốc gia bằng mọi phương tiện cần thiết. Đây là một cách tiếp cận thực dụng".
Thời gian sẽ trả lời liệu chiến lược mới của Vua Salman có giúp Ả-rập Xê-út giành được vai trò lãnh đạo trong thế giới Ả-rập và Hồi giáo hay không. Tuy nhiên, trong khi Riyadh có thể theo đuổi phương châm “làm người ta sợ chứ không cần người ta yêu quí”, những thách thức trong khu vực "sẽ tiếp tục thẩm tra các giới hạn về năng lực của Ả-rập Xê-út”.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq

(Kiến Thức) - Đưa bộ binh và xe tăng vào Iraq là một hành động có tính toán và có mưu đồ “chia để trị” của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhà phân tích chính trị độc lập Pepe Escobar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. Hiện thời, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú ở trại Bashiqa, phía đông bắc Mosul, có tổng cộng khoảng 600 binh sĩ.
Tho Nhi Ky choi tro “chia de tri” o Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. 
Đây không phải là một "trại huấn luyện" như Ankara đang bao biện mà là căn cứ quân sự đầy đủ và có ý đồ bám trụ ở đây mãi mãi.

Bộ mặt quân sự của “Con đường tơ lụa trên biển”

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Diplomat, kế hoạch “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc gắn liền với chiến lược quân sự “Chuỗi ngọc trai” nhằm khống chế Ấn Độ Dương.

Cuối tháng 11, Bắc Kinh đã ký một hiệp định có thời hạn 10 năm với Djibouti nhằm thiết lập một căn cứ  Hải quân Trung Quốc (PLAN) làm nơi đồn trú và cung cấp hậu cần cho các tàu chiến tham gia các chiến dịch chống cướp biển ở ngoài  khơi Yemen. Theo tin tức báo chí, căn cứ hải quân ở khu vực Obock, gần với một tiền đồn nhỏ của Mỹ, được Trung Quốc thuê với giá 100 triệu USD/năm.
Bo mat quan su cua “Con duong to lua tren bien”
Cảng nước sâu của  Djibouti có thể cho tàu sân bay và loại tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc như Type 071 LPD cập bến.  
Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti?