A Đây Rồi: Trúng xe trên Facebook - trò trẻ con lừa được cả người lớn

(Kiến Thức) - A đây rồi: Trúng xe trên Facebook, cùng vô số giải thưởng giá trị vừa bị phanh phui chỉ là một trò lừa đảo rẻ tiền nhưng vẫn khiến không ít người sập bẫy.   

Xem clip báo động lừa đảo trúng xe, thưởng tiền trên Facebook
Trò lừa câu lượt like, share bằng các thông báo trúng thưởng trên Facebook không mới nhưng vẫn có hàng nghìn tài khoản của người Việt bị mắc lừa.
Thời gian gần đây, những vụ lừa đảo trên mạng xã hội Facebook bằng cách thích fanpage và chia sẻ bài viết liên tục xảy ra. Hàng loạt những trang giả danh các công ty xe tại Việt Nam như Honda, Piaggio, Porsche và đăng tải bài viết trúng thưởng khiến dân mạng vô cùng hoang mang. A đây rồi! Trúng xe trên Facebook nghe qua đã thấy rõ như một trò lừa đảo nhưng cũng đã có không ít chủ của các tài khoản bị lừa mất nick.
A Day Roi: Trung xe tren Facebook - tro tre con lua duoc ca nguoi lon
 Cách lừa đảo trúng xe tiền tỷ thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook.
Sau khi biết được những thông tin về vụ lừa đảo trúng xe Vespa này, rất nhiều cư dân mạng đã đưa ra ý kiến của mình. Bạn có nickname là Hoang Anh Minh chia sẻ trên trang cá nhân của mình về nạn lừa đảo này rằng: "Đời ko ai cho ko biếu ko ai cái gì,điều này ai ai cũng biết,vậy mà sao nhiều người cả tin đến vậy làm y theo hướng dẫn,phải hiểu 1 điều là Vespa 946 là phiên bản giới hạn,không dành cho số đông mà giá thành cũng không phải là thấp,ở đâu ra mà cho không biếu không như vậy,quá nhảm".
A Day Roi: Trung xe tren Facebook - tro tre con lua duoc ca nguoi lon-Hinh-2
 Trang page giả mạo đăng tin lừa đảo trúng thưởng.
Bên cạnh đó, bạn Quach Van Anh cũng bình luận rằng: "Tưởng chừng như trò trẻ con thế mà lừa được ối người lớn. Biết thừa rằng là bị lừa nhưng nhiều người lại chỉ ấn thích và chia sẻ cho vui. Nhưng cũng phải đặt lại câu hỏi rằng liệu đó có phải là thử sự may mắn của mình".
Cách đánh lừa người dùng bằng các chương trình khuyến mãi không có thật từng xuất hiện nhiều lần trên Facebook. Thông thường, kẻ gian sẽ sử dụng tên và hình ảnh để giả mạo các hãng sản xuất lớn rồi sử dụng cách thức trên để có thêm lượt "thích".
A Day Roi: Trung xe tren Facebook - tro tre con lua duoc ca nguoi lon-Hinh-3
 Rất nhiều cư dân mạng tỏ ra bức xúc với trò lừa đảo này.
Sau đó, các trang fanpage này sẽ được đổi tên và bán cho những người dùng Facebook có nhu cầu sử dụng cho mục đích khác. 
Cuối cùng, để tránh bị lừa đảo qua mạng chỉ nên tin tưởng các fanpage đã được Facebook xác minh. Mà dấu hiệu chính là nút tích màu xanh nước biển đặt cạnh tên của trang (verify). Các fanpage chính thống thường đã được Facebook xác minh, có độ tin cậy cao và uy tín hơn.

A Đây Rồi: Cô gái Lào Cai bị bán sang Trung Quốc và hồi chuông cảnh báo

(Kiến Thức) - A đây rồi: Cô gái Lào Cai bị lừa bán sang Trung Quốc là vụ việc đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng Việt. 
 

Xem clip cô gái Lào Cai bị lừa bán sang Trung Quốc:

Dân mạng hoang mang trà Ô Long Tea+ Plus nguyên liệu Trung Quốc

(Kiến Thức) - Việc sử dụng nguyên liệu và dây chuyền sản xuất của Trung Quốc của trà Ô Long Tea Plus của công ty Pepsico khiến dân mạng vô cùng hoang mang.

Xem clip Trà Ô Long Tea+ Plus của Pepsico sắp bị Bộ Y tế "sờ gáy" - Nguồn Youtube:

Cộng đồng mạng hiến kế vụ nuôi nhầm con 42 năm

(Kiến Thức) - Xoay quanh vụ nuôi nhầm con 42 năm, rất nhiều cư dân mạng, các vị phụ huynh đã gửi thư, bình luận hiến kế giải quyết, tìm lại mẹ cho chị Trang. 

Vài ngày gần đây, vụ gia đình nuôi nhầm con 42 năm ở Hà Nội gây xôn xao dư luận và trở thành đề tài nóng hổi trên khắp các trang mạng lớn nhỏ, các diễn đàn dành cho bà mẹ, trẻ em - Xem chi tiết vụ việc tại đây. Chứng kiến những giọt nước mắt, sự buồn khổ của chị Trang trong vụ việc trên, nhiều cư dân mạng, các vị phụ huynh đã gửi thư, bình luận về các tòa soạn, diễn đàn để hiến kế, nêu cách giải quyết.
Cong dong mang hien ke vu nuoi nham con 42 nam
 Chị Trang ngày ngày mong mỏi tìm được người mẹ đẻ thực sự của mình.