8 điển hình hôn nhân dễ đổ vỡ

Cái gì quá cũng đều không tốt, trong hôn nhân điều đó lại càng chính xác. 

1. Hôn nhân quá lãng mạn, không thực tế
Đây là loại hôn nhân đòi hỏi một cuộc sống tình cảm thật lãng mạn với những yêu cầu rất cao. Luôn hy vọng hương vị ngọt ngào và sự hoà hợp như khi mới kết hôn sẽ được giữ gìn mãi mãi, tình yêu thật thi vị, nhiều màu sắc với ngọn lửa đam mê không bao giờ lụi tàn.
Những kỳ vọng quá cao này là không thực tế. Một khi trong cuộc sống gia đình không đạt được những điều mà mình mong muốn, hai bên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến những vần đề nghiêm trọng về hôn nhân.
2. Hôn nhân quá dựa dẫm vào bố mẹ
Đối với những cặp vợ chồng quá ỷ lại vào bố mẹ, khi trong cuộc sống gia đình nảy sinh bất cứ vấn đề gì thì không bàn bạc tìm cách giải quyết với người bạn đời của mình mà cứ chờ đợi ý kiến và sự giúp đỡ của bố mẹ.
Những cặp vợ chồng này cần phải hiểu được rằng tương lai của họ sẽ mãi gắn bó với người bạn đời của mình, phải xem bạn đời là người thân thiết nhất và cũng là chỗ dựa tin cậy nhất. Cuộc hôn nhân theo kiểu lúc nào cũng cần sự trợ giúp từ bên ngoài sẽ rất dễ bị đổ vỡ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
3. Hôn nhân đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối
Cả hai đều bắt buộc người bạn đời phải đạt được những tiêu chuẩn cao nhất của mình. Kiểu hôn nhân này rất dễ bị sứt mẻ mà nguyên nhân là do những đòi hỏi quá cao và không thực tế. Dần dần mối quan hệ tình cảm vợ chồng có tốt đẹp cũng khó có thể giữ gìn lâu dài được.
4. Hôn nhân tằn tiện
Cho dù điều kiện kinh tế của gia đình rất khá giả, nhưng lúc nào một (hoặc cả hai) cũng tiết kiệm một cách quá đáng vì lo sợ có lúc bị thiếu hụt. Không cho người bạn đời có bất cứ sự hưởng thụ hay thú vui nào, thậm chí tước bỏ đi những nhu cầu cần thiết nhất trong cuộc sống của bản thân và gia đình. Trong lòng người vợ (chồng) lúc nào cũng nặng trĩu lo âu mà quên rằng mình đã không hiểu được đời sống tinh thần cũng như tình cảm của người bạn đời.
5. Hôn nhân ám ảnh và lo nghĩ về bệnh tật
Tình trạng này thường xẩy ra đối với phái nữ, do quá lo sợ mình sẽ bị mắc các loại bệnh tật mà suốt ngày rầu rĩ, than vãn. Có lúc người vợ cũng muốn lợi dụng điều này để thu hút sự chú ý và chăm sóc của người bạn đời. Điều này kéo dài sẽ làm người chồng mệt mỏi và phiền muộn.
6. Hôn nhân "bới lông tìm vết"
Thường xuyên xoi mói bới móc người bạn đời, thường xuyên chê bai những suy nghĩ và hành động của bạn đời trước mặt mọi người. Bạn cho rằng như thế là yêu nhưng kỳ thực là làm cho người bạn đời không thể nào chịu nổi mà sớm nói lời từ biệt.
7. Hôn nhân ôm đồm
Bất kể chuyện to chuyện nhỏ đều một mình lo toan, không cần đến sự giúp đỡ của người kia. Đây lại chính là mồi lửa thổi bùng xung đột trong gia đình. Cứ mãi lo lắng chăm sóc cho người bạn đời một cách quá đáng, nếu người kia không làm được gì để bù đắp lại sự quan tâm của mình thì cảm thấy không công bằng, lâu dần sẽ nảy sinh mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng.
8. Hôn nhân bận rộn vì sự nghiệp
Một số người lúc nào cũng bận bù đầu, làm việc không nghỉ ngơi, không có tết, lễ. Điều này làm cho người bạn đời cảm thấy cuộc sống chung thật tẻ nhạt, vô vị. Kiểu người này nếu không khắc phục bản thân để biết dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thì dù con đường công danh sự nghiệp có thành công cũng rất dễ bị sứt mẻ trong quan hệ hôn nhân.

Khổ sở trốn chồng học cao

Biết vợ có bằng cử nhân, chồng cáu tiết, dằn hắt mọi thứ trước mặt tôi. Anh tra cạch, xét nét những sơ sót của tôi...

Chúng tôi quen nhau suốt hai năm học trung cấp nghề. Ra trường một thời gian, hai gia đình giục cưới. Vừa cưới được một năm, tôi âm thầm ôn luyện và thi đậu đại học.

Đem giấy báo về khoe với chồng, tưởng anh sẽ vui, sẽ động viên, khích lệ, nào ngờ anh đổ quạu: “Lấy chồng rồi đi học chi nữa?” và anh bỏ đi nhậu đến nửa khuya. Thấy chồng không vui, tôi lén đi học trong giờ hành chánh, chấp nhận bị trừ lương, không thi đua khen thưởng. May nhờ công ty tôi đánh giá theo hiệu quả công việc nên tôi dễ sắp xếp.

Phận gái nhà nghèo

Tôi nói lời chia tay vội vã với anh, chẳng có nước mắt, sự níu kéo, không gì cả...Tôi biết anh cũng đau khổ nhưng biết sao được.

22 tuổi, tôi trải qua một cuộc tình đẹp như mơ với một anh chàng học cùng lớp, chàng lớp trưởng, nàng bí thư. Chúng tôi cùng nhau đi qua những giờ học trên lớp, bước chung một con đường tan trường, tình yêu sinh viên ngây ngô, vụng dại không tính toán…

Một chiều mưa anh nói lời chia tay với tôi vì cô giáo dạy cấp một bên cạnh phòng trọ anh….Tôi choáng váng…ngỡ đã chôn vùi những yêu thương!

Vợ chấp nhận để tôi sống thử với tình nhân

(Kiến Thức) - Em nói: “Em sẽ rời xa anh một năm, anh và cô ấy cứ thử sống với nhau, nếu sống tốt thì em rút lui, con vẫn còn phải đi học nên sẽ ở với anh”. Sự rút lui của em khiến tôi kinh ngạc…

 Cuối cùng, khi đối diện với sự đổ vỡ hôn nhân, em lựa chọn rút lui. Buổi tối hôm đó, bầu trời u ám, không trăng, tôi không thể nhìn rõ khuôn mặt em đau khổ và bi thương đến mức độ nào. 

Sau hơn một năm, tôi nhớ lại hình dáng em khi rời đi, trong lòng không khỏi xót xa. Một người phụ nữ, phải yêu đến mức độ nào mới có thể hy sinh một cuộc hôn nhân đã được 10 năm rồi.