76.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm

Phương thức hoạt động mại dâm chủ yếu là lợi dụng các loại hình kinh doanh dịch vụ như mát-xa, karaoke, cà phê hoặc thông qua các công ty tổ chức sự kiện, công ty dịch vụ trá hình để hoạt động...

Bộ LĐ-TB&XH vừa có báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
76.037 co so kinh doanh dich vu de phat sinh te nan mai dam
76.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm tá hình... (Ảnh minh họa) 
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 12/2020, số người bán dâm được các cơ quan chức năng thống kê (qua xử phạt vi phạm hành chính; hỗ trợ xã hội; y tế,…) là 3.915 người, số người bán dâm ước tính là 10.510 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, biến động, tinh vi và trá hình của nó.
Trên toàn quốc hiện có 76.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, trong đó có 42.335 cơ sở lưu trú, 17.462 nhà hàng, karaoke và massage, 154 vũ trường.
Phương thức hoạt động mại dâm chủ yếu là lợi dụng các loại hình kinh doanh dịch vụ như massage, karaoke, cà phê hoặc thông qua các công ty tổ chức sự kiện, công ty dịch vụ trá hình để hoạt động mại dâm; sử dụng internet để môi giới, tự môi giới, điều hành hoạt động mại dâm;
Mánh khóe của các chủ chứa mại dâm là tránh giao dịch trực tiếp, không gặp khách lạ, liên lạc với khách mua dâm qua đối tượng môi giới là bảo vệ, lễ tân, phục vụ phòng buồng của khách sạn, nhà nghỉ tạo thành một “ê kíp” khép kín, thủ đoạn tinh vi để tránh sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng.
>>>> Xem thêm video: Bắt nữ chủ quán cà phê võng chứa mại dâm
 Nguồn THĐT

Hải Phòng giãn cách xã hội nhiều cấp độ phòng chống COVID-19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành giao UBND thành phố ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội. Các địa phương nơi có ca dương tính thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng; các địa phương liên quan đến lịch trình của ca dương tính thực hiện theo Chỉ thị số 15…

Sáng 22/2, Ban Thường vụ Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp đột xuất về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh, dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp khi địa phương này phát hiện một trường hợp nhiễm COVID-19.
Tại cuộc họp, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho rằng, cần nâng cấp độ phòng chống dịch; đề nghị tạm dừng hoạt động sân golf; phòng khám nha khoa; các dịch vụ mát xa, tẩm quất…

CSGT nói về video “giám sát” CSGT, bắt “tiếp thị sữa” ở TP HCM

Người đàn ông quay video khẳng định là "người trong ngành ra", có thể nhận dạng "tiếp thị sữa", gây xôn xao dư luận.

Video dài hơn 49 phút, được phát trực tiếp trên Youtube vào rạng sáng 22/2, kèm chú thích "hốt cả ổ tiếp thị sữa".
CSGT noi ve video “giam sat” CSGT, bat “tiep thi sua” o TP HCM
Người quay video nhận là "người trong ngành ra", có thể nhận dạng "tiếp thị sữa" gây xôn xao dư luận 
Nguồn tin của Báo Người Lao Động, sự việc mà video trên ghi lại xảy ra trên một đoạn Quốc lộ 1 qua quận Bình Tân, TP HCM (gần trạm thu phí An Sương – An Lạc), thuộc địa bàn Đội CSGT Phú Lâm (thuộc Phòng Đường bộ – Đường sắt, Công an TP HCM).

Về nhóm người quay video, một cán bộ Đội CSGT Phú Lâm cho biết nhóm này do một người đàn ông tên L.C.T dẫn đầu. Thường xuyên xuất hiện livestream, quay clip tại nơi làm việc của lực lượng công an, cơ quan nhà nước để đăng lên Youtube.

Liên quan đến quyền giám sát, vị cán bộ khẳng định người dân có quyền ghi âm, ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ nhưng trong giới hạn không làm ảnh hưởng đến công việc của người thi hành công vụ. "Còn nhóm người quay video này đang lợi dụng quyền giám sát để kích động, gây rối" – vị cán bộ đội nói.