7 đặc điểm ở phụ nữ độc ác, không nên kết giao

Những dấu hiệu này rất dễ nhận ra, và bạn nên cảnh giác để tránh xa những người có những đặc điểm này.

Kết giao nhầm phải những người phụ nữ nham hiểm độc ác thì sớm muộn gì chúng ta sẽ phải đối mặt với những tai họa. Cho nên, học cách nhìn người sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân mà không nhất thiết phải nếm trải những khổ đau mới nhận diện ra được.

Muốn biết một phụ nữ nham hiểm, xấu tính hay không thì chỉ cần nhìn 7 đặc điểm sau đây.

1. Đuôi mắt có hình móc câu

Đuôi mắt hình móc câu là chỉ tại vị trí giao nhau giữa mí mắt trên và mí mắt dưới. Phía đuôi mắt có dạng cong cong giống hình móc câu, khiến đôi mắt có vẻ tròn trịa và rất linh hoạt.

Phụ nữ có tướng mặt như vậy mới nhìn qua trông rất thành thực, lễ phép, xong thực tế lại rất đáo để. Trong đầu họ lúc nào cũng có những suy nghĩ tiêu cực. Khi trò chuyện với mọi người, mắt họ thường nhìn láo liên, không dám nhìn thẳng vào người đối diện. Tướng mặt phụ nữ nham hiểm, thâm độc như vậy chắc chắn không thành thực, gian trá và xảo quyệt.

2. Mắt nhiều lòng trắng hơn lòng đen (mắt tam bạch)

Mắt tam bạch là tướng mắt mà nhãn cầu quá cao hoặc quá thấp, khiến cho bên trên hoặc bên dưới có nhiều tròng trắng. Trong nhân tướng học, những người có mắt tam bạch cực kỳ độc ác và tàn nhẫn.

Người có mắt ít lòng đen, lòng trắng nhiều là mắt trắng dã, mắt khiến nhiều người sợ hãi khi tiếp xúc. Chủ nhân là người thông minh nhanh nhẹn nhưng lại nham hiểm và tàn bạo. Họ không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình.

Bề ngoài, những người này có vẻ như sống rất vô thường, không xem trọng được mất, nhưng thực chất lại rất đề cao lợi ích cá nhân, có ham muốn mạnh mẽ về tiền bạc và quyền lực. Họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được điều đó, ngay cả khi nó làm tổn hại đến lợi ích của người khác.

3. Răng khấp khểnh

Đặc điểm của những người phụ nữ này là răng nanh và răng cửa khấp khểnh, không đều nhau, môi vẩu lộ răng.

Đây là kiểu phụ nữ sống giả dối, hành vi và lời nói thiếu thành thật. Phụ nữ có tướng như vậy thường không phải là người tốt trong cuộc sống, họ hay so bị tính toán với người khác. Kết bạn với những người phụ nữ này sẽ khiến chúng ta dễ cảm thấy bất an, vì họ rất lắm mưu nhiều kế, thích gây chuyện thị phi. Kể cả đối với những người thân cận với mình, họ cũng không từ thủ đoạn.

4. Lông mày thô, đứt đoạn, xếch lên

Lông mày đứt đoạn là chỉ lông mày mọc lộn xộn không theo hàng lối, còn đuôi lông mày thưa và mảnh, dài tới giữa mắt. Những người phụ nữ như thế có tính tình thay đổi thất thường, gió chiều nào ngả theo chiều đó, lòng dạ rất hẹp hòi, chỉ chăm chăm coi trọng lợi ích của mình.

Có những đặc điểm trên khuôn mặt mà phụ nữ nham hiểm và độc ác thường sở hữu.
Có những đặc điểm trên khuôn mặt mà phụ nữ nham hiểm và độc ác thường sở hữu.

Lông mày xếch thì thường rất hung ác, tâm địa ác độc. Họ là những người rất tham vọng, đã muốn gì là phải quyết tâm bằng được. Họ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được địa vị tiền bạc.

5. Đầu mũi nhọn

Đầu mũi nhọn hay còn gọi là mũi diều hâu, mũi khoằm. Tướng mũi này có một số đặc điểm sau. Sống mũi gãy đầu mũi nhọn và chúc xuống che khuất lỗ mũi. Sống mũi thường cong, nhìn như hình móc câu.

Theo nhân tướng học, những người phụ nữ có tướng mũi này rất độc ác. Họ dùng tất cả mọi thủ đoạn để mang cái lợi về cho mình, bất chấp cả nghĩa tình.

Người có tướng mũi này về tiền vận, trung vận có thể giàu sang, nhưng về già dễ thất bát, con cái phá phách, tính tình dễ nổi nóng.

6. Sau tai liền với má

Tướng mặt phụ nữ nham hiểm thâm độc này là khi ta nhìn chính diện một người, thì người đó có phần má như ở phía sau tai, quai hàm hếch lên ở cả hai bên. Khi nhìn nghiêng thì gò má vừa cao vừa nhọn.

Phụ nữ có tướng mặt này không xứng đáng có được tình bạn sâu sắc, vì họ rất không đáng tin cậy. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết, tính ghen tuông rất mạnh. Nếu thấy người khác giỏi hơn mình là sẽ dùng mưu ma quỷ kế để gài bẫy, khiến cho người kia bị tổn thất nặng nề.

Nếu xung quanh bạn có những người có khuôn mặt như vậy, tốt nhất bạn nên giữ một khoảng cách nhất định và đề phòng họ mọi lúc.

7. Phụ nữ có gò má cao

Người ta thường nói, phụ nữ có gò má cao thì giết người không dao. Tuy điều này hơi cực đoan, nhưng không phải hoàn toàn không có lý.

Về tướng mạo, xương gò má cao và không có nhiều thịt xung quanh, khiến cho gương mặt trở nên góc cạnh. Tướng mặt này chứng tỏ người này đều vì tư lợi, trong mắt chỉ có bản thân, nói năng, làm việc gì cũng kiêu ngạo, vô lương tâm. Họ không kiêng nể ai và ham muốn tiền bạc cực kỳ lớn.

Họ rất muốn chiếm hữu và kiểm soát tài sản của mình và chồng của mình, luôn muốn mình là người nắm giữ tay hòm chìa khóa. Họ cũng thích nắm giữ quyền hành nhưng lại không chịu đi kiếm tiền, chỉ thích đôn đốc chồng phải ra ngoài kiếm tiền chứ không hiểu cho nỗi khổ của đối phương.

(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

Trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, 5 người được coi là cao thủ hàng đầu sở hữu võ nghệ tuyệt thế. Họ là ai?

tonggiang-10.jpg
Trong tác phẩm "Thủy Hử" của nhà văn Thi Nại Am, Lâm Xung được xem là một trong những cao thủ hàng đầu trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Lâm Xung chỉ xếp sau Tống Giang - thủ lĩnh Lương Sơn Bạc và nắm giữ chức vụ Tổng binh đô đầu lĩnh.
tonggiang-7.jpg
Lư Tuấn Nghĩa được xếp vào hàng Tam kiệt Hà Bắc, có cơ thể tráng kiện, can trường, võ công xuất chúng, thuần thục rất nhiều binh khí như bổng, thương, phác đao... Ngoài ra, ông còn có tài điều binh khiển tướng, đánh bại nhiều kẻ địch, lập được nhiều chiến công lớn.

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Jeanne d'Arc là nữ tướng lừng danh của Pháp trong Chiến tranh Trăm năm. Cuộc đời của bà có nhiều sóng gió.

tranh-1.jpg
Sinh năm 1412, nữ tướng lừng danh Jeanne d'Arc lớn lên trong một gia đình bình thường ở làng Domrémy, Pháp. Vào thời điểm ấy, nước Pháp đang xảy ra chiến tranh với Anh và cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh trăm năm (kéo dài từ năm 1337 - 1453). Ảnh: Wikipedia.
tranh-2.gif
Một số giai thoại dân gian kể lại rằng, Jeanne bắt đầu nghe thấy các thông điệp do Chúa gửi tới khi 13 tuổi. Theo thông điệp của Chúa, Jeanne có sứ mệnh giải cứu nước Pháp và đưa Thái tử Charles VII lên làm Vua của nước Pháp. Ảnh: heritage-history.com.

Quả phụ nào khiến 2 tể tướng Trung Hoa mất chức?

Được mệnh danh quả phụ cứng đầu nhất lịch sử, bà đã kéo xuống một vị tể tướng đương triều và một vị là tiền tể tướng, thanh danh lại dính dáng đến một vị tiền triều tể tướng khác...

Quả phụ khiến 2 tể tướng Trung Hoa mất chức là ai?

Khi đó, Tể tướng Khấu Chuẩn, đang phụ trách phủ Khai Phong, dưới sự quản lý của ông, thành Khai Phong đang có nề nếp. Thấy rằng thời điểm cuối năm đang đến gần, Khấu Chuẩn đang chuẩn bị phân phó cho thuộc cấp tổng kết lại hồ sơ vụ án và chuẩn bị cho năm mới thì đột nhiên có hai người khiếu nại lao từ ngoài cửa vào.

Người ta nói khiếu nại cũng là bình thường, điều không bình thường là thân phận của hai người đến khiếu nại, lai lịch của họ cũng không đơn giản, đó là Tiết An Thượng và Tiết An Dân. Cha của họ Vệ tướng quân Tiết Duy Cát, vừa qua đời, mà Tiết Duy Cát vốn là con cháu đời thứ 3 của gia đình Miêu Hồng đại phú.

Khấu Chuẩn không dám thờ ơ, lập tức thăng đường thẩm vấn, vừa mới hỏi đã khiến ông ấy ngạc nhiên suýt chút nữa là cắn phải lưỡi.

Người mà họ tố cáo lại là mẹ của họ, triều đại nhà Tống dùng Hiếu để trị vì thiên hạ, Khấu Chuẩn đương chuẩn bị mắng hai kẻ này là bất hiếu thì nhìn lên đơn kiện, thực sự đọc thấy choáng váng.

Qua phu nao khien 2 te tuong Trung Hoa mat chuc?

Ảnh minh họa Sài quả phụ. Nguồn: 163.com.

Nguyên lai là người mẹ này của họ có họ Sài, là chính tông vợ cả của Tiết Duy Cát, tuy nhiên bất hạnh thay bà này lại không sinh được con, cho nên Tiết An Thượng và Tiết An Dân đều là do bà thiếp sinh ra. Dựa theo lễ giáo chế độ cổ đại, vợ cả được xem là mẹ của tất cả những đứa con, cho nên chúng đều phải theo hầu hạ mẹ cả.

Nhưng mà cha của bọn họ đều đã chết rồi nên Sài thị lại cảm thấy cô đơn, liền muốn tái giá.

Vào thời điểm này, người ta không phản đối việc phụ nữ tái giá, đằng này chồng đã chết, bản thân lại không có con, cho nên việc tái giá là bình thường, hai người con này không có lý do gì để ngăn cản.

Khấu Chuẩn sững sờ trên đơn kiện thì thấy tên của một người Trương Tề Hiền, đây chính xác là lão tiền bối vừa mới hạ nhiệm không lâu, tiền tể tướng, tại triều đình thanh danh của ông ta lớn phi thường. Người mà Sài Thị định gả cho chính là ông ta.

Kỳ thật, chuyện này cũng không có gì, nếu đơn thuần chỉ là xuất giá thì coi như xong đi, nhưng Sài Thị lại làm một việc quá phận, bà ta đem hết tài sản mà Tiết Duy Cát cả đời vất vả khổ nhọc kiếm ra mà đóng gói hết làm tư trang, đồ cưới của riêng mình mà đem đến nhà mới.

Hai đứa con của người thiếp sinh ra không đồng ý, nhiều bận thương lượng, nhưng không có kết quả. Vì quá phẫn nộ nên không còn quan tâm tới lễ phép, tình thân mà dùng một tờ đơn kiện bẩm báo lên Khai Phong phủ.

Khấu Chuẩn trước là sững sờ sau là mở cờ trong bụng, bởi vì trong triều đình, vì quan niệm bất đồng, Trương Tề Hiền mấy lần góp lời, áp chế Khấu Chuẩn thăng tiến, hai người từ lâu đã tở thành oan gia đối đầu.

Hôm nay đơn kiện lại vừa lúc vào tay mình, theo đạo lý đúng là có oan báo oan, có hận báo hận. Đúng là Khấu Chuẩn sau khi trải qua mấy lần kiếp nạn thì trở nên thông minh hơn nhiều, suy nghĩ một lát rồi đem vụ kiện về mối quan hệ của 2 triều tể tướng chuyển giao cho Tống Chân Tông hoàng đế thẩm tra xử lý.

Sự việc này quả là gây ra động tĩnh khá lớn, cả triều đình văn võ bá quan đều bàn luận, hoàng đế bất đắc dĩ buộc phải tiếp nhận bản án, chuyển giao cho Ngự Sử Đài thẩm tra xử lý.

Ai ngờ đâu Ngự Sử Đài còn chưa có nhúng tay vào xử lý thì Sài thị đã đem một tờ đơn khác tố cáo hai người con do bà thiếp sinh ra.

Nội dung câu truyện này quá cẩu huyết, cả triều văn võ đều ngơ ngác, không biết sự việc sẽ tiến triển về hướng nào. Sài thị không chỉ viết đơn kiện mà bà ta còn khiến cho sự việc mà có tra sách cổ cũng chưa bao giờ gặp.

Trống kêu oan đánh lên, hoàng đế phải tự mình vào điều tra thẩm án. Sài thị khóc lớn tiếng, kể tội hai đứa con trai Tiết An Thượng và Tiết An Dân đều là hai đứa trẻ ngoan, chẳng qua là do bị kẻ xấu đầu độc, xúi giục nên mới kiện báo nàng ta.

Tống Chân Tông tự nhiên muốn truy hỏi xem kẻ xúi bẩy, đầu độc con trai nàng ta là ai, Sài thị quay đầu và chỉ vào một trong các vị quan văn lớn tiếng nói: “Sai khiến con ta chính là tham tri chánh sự đương nhiệm Hướng Mẫn Trong”.

“Tham tri chánh sự tương đương với phó Tể tướng không đợi ông ta đứng ra phản bác, Sài thị “khẩu thổ liên hoa” đã đem tất cả mọi chuyện nói ra.

Nguyên là Hướng Mẫn Trong khi Tiết Duy Cát chết đi, thì rất coi trọng khu nhà cũ do tổ tiên để lại của bọn họ, vốn đã áp dụng các loại thủ đoạn dùng giá tiền vô cùng thấp để lừa gạt mua lại, rõ ràng là có ý đồ nổi lên với nàng ta, bèn mời bà mối tới hỏi cưới Sài Thị.

Sài Thị đã coi trọng Trương Tề Hiền nên bà ta đương nhiên sẽ không đồng ý, khiến cho Hướng Mẫn Trong thẹn quá hóa giận xúi giục hai người con trai của nàng ta đến Khai Phong phủ báo án.

Lúc này chuyện đã liên quan đến hai triều đại và ba vị tể tướng đương nhiệm, Tống Chân Tông cũng có chút bất đắc dĩ, bèn quay sang hỏi Hướng Mẫn Trong chân tướng sự tình.

Hướng Mẫn Trong không ngờ là chọc phải tổ ong vò vẽ đành thú nhận mình đã dùng năm trăm vạn quan mua khu nhà cũ của tổ tiên nhà Tiết gia để lại, nhưng cho tới năm nay cũng chưa hề nghĩ tới việc sẽ lấy Sài thị.

Hoàng đế có có trực giác không được tốt lắm đối với Sài thị, sau khi nghe Hướng Mẫn Trong giải thích sự tình, bèn lập tức hạ lệnh mang Sài thị nhốt vào trong ngục để Ngự sử thẩm vấn.

Sự tình lần nữa lại phát sinh biến hóa, Ngự Sử đài nghiêm hình bức cung, rất nhanh đã tra ra được chân tướng sự tình: Hướng Mẫn Trong lừa gạt mua nhà họ Tiết là sự thật, nhưng việc muốn lấy Sài thị thì đây hết thảy nhất định là do con cá lớn Trương Tề Hiền bày cho làm, mục đích là muốn đổ tội cho Hướng Mẫn Trong.

Một sự tình khác cũng bị các Ngự sử lật ra, đó là khu nhà của Tiết gia do tổ tiên để lại trước kia là do Hoàng Thái Tông Hoàng đế ban cho, Hoàng đế năm đó đã cố ý hạ chỉ căn bản là không được phép mua bán. Sự việc này đúng là không may cho Hướng Mẫn Trong, bị hoàng thượng hạ lệnh giáng chức vụ tể tướng, rời khỏi trung ương điều đi tới quận Vĩnh Hưng đảm nhận chức chỉ huy sứ trấn thủ biên cương.

Người thứ hai xui xẻo là Trương Tề Hiền, nguyên là tể tướng lại một lần nữa bị giáng chức vì quá coi thường luật pháp, bị đày đi Tây Kinh Lạc Dương nhậm chức. Trương Tề Hiền kẻ chủ mưu cho sự việc này bị giáng chức đến mấy ngàn dặm ra hải châu biệt xứ.

Người nhà Tiết gia người cũng không thoát tội, hai huynh đệ Tiết An Thượng bị Ngự Sử đài đánh cho hơn mười trượng thả về, thu lại khu nhà cũ do to tiên để lại, dù có chết nghèo đều không cho mua bán.

Nhân vật làm mưa làm gió, Sài thị bị phạt đồng tám cân, tất cả gia sản, tiền phi pháp đều bị tịch thu, mộng đẹp tái giá triệt để tan thành bong bóng. Tất cả các hành động của Sài thị đều rất nhanh lan truyền toàn bộ Đại Tống, thậm chí còn lan sang cả hướng Bắc, truyền đến nước Khiết Đan. Ai cũng đều biết là không thể trêu chọc vào người đàn bà chanh chua này, từ nay về sau lại càng không có ai dám lấy nàng ta, Sài thị từ đó cô độc, khổ hạnh cả đời, chết trong thê thảm.