6 dân thường bị Tôn Ngộ Không truy sát là những ai?

Ít ai để ý rằng Tôn Ngộ Không không chỉ diệt yêu quái mà từng truy sát, lấy mạng 6 người dân thường. Vậy tung tích của những người này ra sao?

Sau khi được Đường Tăng cứu khỏi núi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không quyết định theo sư phụ đến Tây Trúc thỉnh kinh. Những tưởng Tề Thiên Đại Thánh sẽ quy y cửa Phật, bỏ đồ đao xuống, ấy vậy mà trong quá trình thỉnh kinh lại đại khai sát giới: Một gậy đoạt mạng 6 dân thường.

6 dan thuong bi Ton Ngo Khong truy sat la nhung ai?

Cụ thể, khi 2 thầy trò tá túc trong 1 nhà dân có ông lão và cậu bé ở một căn nhà nhỏ trên sườn núi bất ngờ đụng độ 6 tên cường đạo chuyên cướp bóc dân lành. Vì không thể tiết chế bản thân nên Tôn Ngộ Không đã ra tay sát hại không thương tiếc. Chứng kiến đồ đệ sát sinh, Đường Tăng tức giận nói: "Đã nghe ta, làm đồ đệ của ta thì không được sát sinh. Ngươi làm như vậy làm sao đến được đất Tây Thiên bái Phật. Nhà ngươi chẳng nghĩ phải trái giết tất cả, không có một lòng từ bi hiếu sinh nào. Ác quá. Ác quá".

Tôn Ngộ Không khi đó vừa cứu sư phụ mà lại bị mắng liền tức giận ném chiếc mũ Đường Tăng khâu xuống đất rồi bỏ đi. Trước đó Ngộ Không nói 1 câu: "Ta hết lòng phụng sự cho thầy, ấy vậy mà giờ gánh thêm tội sát sinh. Không đến đất Phật, Lão Tôn ta cũng không cần".

6 dan thuong bi Ton Ngo Khong truy sat la nhung ai?-Hinh-2

Thực chất, 6 người dân thường mà Ngộ Không giết là do 6 con yêu quái hóa thành. Tên của chúng lần lượt là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn).

6 con yêu quái này tượng trưng cho lục căn. Muốn lấy chân kinh thì lục căn phải thanh tịnh. Muốn xuất gia tu hành thì phải loại bỏ được tâm căn xấu xí. Như vậy, để hoàn thiện, Ngộ Không phải tự mình chế ngự sự nóng giận trong con người.

6 dan thuong bi Ton Ngo Khong truy sat la nhung ai?-Hinh-3

Việc Tôn Ngộ Không sát sinh có ý nghĩa là đang trên đường tu Tâm. Thế nhưng Đường Tăng ngay từ đầu không hiểu rõ bằng Tôn Ngộ Không nên đã mắng đệ tử của mình sát sinh, nhân gian cứ như vậy mà thị phi lẫn lộn.

Tôn Ngộ Không ăn quả đắng nhưng lại bình an vô sự vì sao?

Trong Tây Du Ký, hầu hết các yêu quái cản đường thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh đều phải nhận cái kết bị thu phục hoặc tiêu diệt, chỉ trừ Thiết Phiến Công chúa.

Trong Tây Du Ký, nhân vật Thiết Phiến Công chúa là vợ của Ngưu Ma Vương, mẹ Hồng Hài Nhi. Bà được xem là một ngoại lệ đặc biệt trong phim vì đã cản đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhưng lại không phải nhận cái kết như những yêu quái khác. Không bị giam giữ hay thu phục, Thiết Phiến Công chúa thậm chí còn được phóng thích tự do, tiên giới không thu, địa ngục không nhận.

Ton Ngo Khong an qua dang nhung lai binh an vo su vi sao?

Có “mắt thần”, sao Tôn Ngộ Không không phân biệt được Đường Tăng thật - giả?

(Kiến Thức) - Trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không từng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng lan khi một yêu quái biến thành Đường Tăng. Dù có hỏa nhãn kim tinh nhưng Tề Thiên Đại Thánh không thể phân biệt được đâu là yêu quái. 

Co “mat than”, sao Ton Ngo Khong khong phan biet duoc Duong Tang that - gia?
 Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật nổi tiếng và được yêu thích nhất trong tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân. Ngoài 72 phép biến hóa, Tề Thiên Đại Thánh còn sở hữu hỏa nhãn kim tinh. Nhờ có "đôi mắt thần" này, Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng phân biệt được đâu là người, đâu là yêu quái. 

Người tiều phu chính là vị thần Bàn Cổ Đại đế?

Bàn Cổ với nhiều tên gọi khác như Bàn Cổ Đại đế, Bàn Cổ khai thiên hay Bàn Cổ thị thánh đế, được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

Bất kỳ ai đã đọc hay xem Tây du ký cũng đều biết rằng Tôn Ngộ Không vốn sinh ra từ một hòn đá ở Hoa Quả Sơn, sau hàng vạn năm hấp thụ tinh hoa của trời đất đã hóa thành một con Thạch Hầu. Thạch Hầu ngộ tính rất cao nên nhanh chóng trở thành người đứng đầu của lũ khỉ ở Hoa Quả Sơn. Sau đó Ngộ Không học được 72 phép thần thông biến hóa là nhờ người tiều phu đốn củi chỉ đường đến gặp Bồ Đề Tổ Sư.